Tổng cục Hải quan vừa trình Bộ Tài chính dự thảo Thông tư quy định về thông quan hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp; đơn giản thủ tục xuất nhập khẩu trong giai đoạn dịch COVID-19, đáp ứng chỉ đạo tại Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh COVID-19.


Nhân viên Hải quan Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp khử khuẩn hồ sơ của doanh nghiệp. Ảnh: Thanh Bình/TTXVN.

Theo đó, cho phép người khai hải quan được đưa hàng về bảo quản trong 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan và nợ giấy phép, kiểm tra chất lượng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; được giải phóng hàng và chậm nộp văn bản xác nhận viện trợ hàng hóa nhập khẩu theo quy định trong 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Cơ quan hải quan cũng đã vận dụng tối đa các quy định đơn giản thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp để đưa vào Thông tư. Người khai hải quan được nộp bản scan có xác nhận bằng chữ ký số qua hệ thống cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục hải quan và nộp bổ sung bản chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Đó là, chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan phải nộp khi làm thủ tục hải quan để được thông quan hàng hóa. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hoặc không áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng.

Ngay sau khi Nghị quyết 105/NQ-CP được ban hành, bám sát chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã xây dựng Thông tư trình Bộ Tài chính về việc áp dụng Điều 50 Luật Hải quan năm 2014 về thủ tục hải quan đối với hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp để thông quan nhanh đối với hàng hóa viện trợ, biếu, tặng từ nước ngoài hoặc hàng hóa do các tổ chức, cá nhân trong nước nhập khẩu để ủng hộ, hỗ trợ, tài trợ, biếu tặng cho Chính phủ, Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố để phục vụ công tác phòng chống dịch, điều trị, khám chữa bệnh.


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục