(HBĐT) - Năm 2021, toàn tỉnh có 33 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Các cấp, ngành, địa phương, chủ thể đang gấp rút hoàn thành nội dung, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra trong năm 2021.

 


Hợp tác xã nông nghiệp an toàn Yên Thủy (Yên Thủy) xây dựng nguồn nguyên liệu dồi dào, trồng theo tiêu chuẩn VietGAP sản xuất sản phẩm dầu vừng đen đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm nay. 

Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 bùng phát ảnh hưởng tới việc triển khai các hoạt động trong Chương trình OCOP. Để thích ứng với dịch Covid-19, Văn phòng điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh phối hợp Văn phòng điều phối NTM các huyện, thành phố linh hoạt điều chỉnh hình thức triển khai các hoạt động trong chương trình. Văn phòng điều phối NTM tỉnh thực hiện cấp phát tài liệu hướng dẫn cán bộ quản lý cấp huyện, cấp tỉnh quản lý hồ sơ OCOP. Công tác tuyên truyền được tăng cường thực hiện qua các phương tiện truyền thông; tuyên truyền qua zalo, gmail đến doanh nghiệp, HTX và Nhân dân. Ngoài ra, lồng ghép vào hội nghị trực tuyến của các cấp, ngành, địa phương… Hoạt động tập huấn cho chủ thể chủ yếu bằng hình thức trực tuyến, hướng dẫn qua nhóm zalo… 

Đồng chí Phùng Đình Châm, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc cho biết: Thực hiện Chương trình OCOP năm 2021, Văn phòng điều phối NTM huyện đã tổ chức khảo sát thực tế tại các xã, thị trấn và lựa chọn được 2 sản phẩm thế mạnh của địa phương tham gia chương trình, gồm: rượu mầm thóc của HTX Vịnh Xuân (xã Toàn Sơn), chè khô của HTX Nam Phương (xã Trung Thành). Thường xuyên cập nhật thông tin, văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện của T.Ư, tỉnh tới các xã, thị trấn. Để hỗ trợ chủ thể chuẩn hóa sản phẩm theo bộ tiêu chí đánh giá, Văn phòng điều phối NTM huyện đã mời đơn vị tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ chủ thể hoàn thiện hồ sơ sản phẩm thông qua zalo… Năm nay, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song với kinh nghiệm thực hiện Chương trình OCOP từ các năm trước, các địa phương và chủ thể đã bám sát nội dung chương trình, luôn chủ động triển khai hoàn thiện hồ sơ, bao bì, nhãn mác… Huyện dự kiến tổ chức đánh giá sản phẩm cấp huyện vào giữa tháng 11. 

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên việc trao đổi, hướng dẫn, đôn đốc các chủ thể xây dựng, hoàn thiện hồ sơ và sản phẩm gặp nhiều trở ngại… Chủ thể thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, đa số sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm nay được đánh giá tương đối tốt khi xây dựng câu chuyện sản phẩm, xây dựng được quy mô vùng nguyên liệu cũng như phương án bảo vệ môi trường cụ thể. Các địa phương, chủ thể đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ, bao bì, nhãn mác, sản phẩm mẫu… để tham gia đánh giá, phân hạng cấp huyện, cấp tỉnh trong thời gian tới. 

Đồng chí Hoàng Văn Tuân, Phó chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh cho biết: Nhằm triển khai Chương trình OCOP hoàn thành chỉ tiêu giao theo Kế hoạch số 35/KH-UBND, ngày 9/3/2021 của UBND tỉnh, Văn phòng điều phối NTM tỉnh đã ban hành Văn bản số 15/VPĐP-OCOP, ngày 4/10/2021 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2021. Theo đó, yêu cầu Văn phòng điều phối NTM các huyện, thành phố khẩn trương hoàn thành đánh giá sản phẩm cấp huyện; thông báo kết quả đánh giá và hoàn thiện hồ sơ, sản phẩm mẫu của những sản phẩm đạt từ 50 điểm trở lên gửi về Sở NN&PTNT (qua Văn phòng điều phối NTM tỉnh) để tổng hợp và tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021. Đối với những sản phẩm sản xuất theo mùa vụ, căn cứ vào mùa vụ từng sản phẩm, Văn phòng điều phối NTM các huyện, thành phố cần có văn bản đề nghị đánh giá (hoặc văn bản kiểm tra thực tế sản phẩm) gửi về Văn phòng điều phối NTM tỉnh để tổ chức kiểm tra thực tế, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính làm cơ sở cho Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt hiệu quả. 
 
Thu Thủy

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục