(HBĐT) - Theo đánh giá của Sở Tài chính, thời gian qua, ngành chức năng đã theo dõi chặt diễn biến cung cầu, thị trường giá cả, thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung, cầu nhằm bình ổn giá thị trường, giá những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân để kịp thời có biện pháp xử lý, tránh xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp lý gây bất ổn thị trường. Theo đó, tình hình giá cả trên địa bàn trung tâm các huyện, thành phố tương đối ổn định, nhất là với nhóm hàng lương thực, thực phẩm.


Thời gian qua, một số doanh nghiệp của tỉnh đã tích cực tham gia chương trình bình ổn giá, góp phần kích cầu tiêu dùng. (Ảnh tại Trung tâm thương mại Vincom Plaza - TP Hòa Bình).

Ngành chức năng và các địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, niêm yết giá; đề nghị công bố, niêm yết công khai dịch vụ theo quy định và thực hiện theo giá niêm yết các dịch vụ, nhất là giá dịch vụ vận tải, ăn uống, thăm quan, du lịch, dịch vụ trông giữ xe... Đồng thời tăng cường thông tin tuyên truyền về công tác quản lý, điều hành bình ổn giá cả thị trường để hạn chế những thông tin thất thiệt, gây hoang mang cho người dân và bất ổn thị trường.

Theo số liệu của Sở Tài chính, trong tháng 2 vừa qua, nhìn chung giá nhiều mặt hàng không có biến động so với tháng trước. Đơn cử nhóm lương thực, thực phẩm, đồ uống: gạo tẻ thường giá 17.000 đồng/kg, thịt lợn nạc thăn 110.000 đồng/kg, thịt lợn hơi 52.000 đồng/kg, gà ta 120.000 đồng/kg, bí xanh 10.000 đồng/kg, cá chép 65.000 đồng/kg, cải xanh 15.000 đồng/kg...; giá vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, dịch vụ giáo dục, giải trí và du lịch, giao thông, thuốc chữa bệnh và dịch vụ y tế cũng cơ bản ổn định.

Tuy giá cả hàng hóa thiết yếu được xem là khá ổn định, song thực tế diễn biến thị trường cho thấy, ngoài giá xăng, dầu liên tục điều chỉnh tăng thì giá một số mặt hàng vật tư nông nghiệp như các loại hạt giống, thuốc BVTV tăng nhẹ. Đặc biệt có thời điểm giá một số mặt hàng thiết yếu, nhất là rau xanh, thịt, cá các loại, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 tăng cục bộ, ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng.

Tìm hiểu tại một số chợ trên địa bàn các phường: Dân Chủ, Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh (TP Hòa Bình)... cho thấy, gần đây, hoạt động kinh doanh ít sôi động hơn so với những tháng trước. Các mặt hàng tươi sống, rau xanh cũng không dồi dào như thời điểm trước Tết. Chị Lê Thị Nhung, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) cho biết: Có ngày đi chợ tôi phải mua 18.000 đồng/cái bắp cải, 10.000 đồng/củ su hào, 30.000 đồng/kg quả đậu, 50.000 đồng/kg cá rô phi, mức giá này tăng khá mạnh... do thời gian qua, rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, nhất là với nhóm rau, củ, quả. Cộng với nhiều tiểu thương, người bán hàng nhỏ lẻ nhiễm Covid-19 nên nguồn cung bị ảnh hưởng. Ngoài ra, mỗi ngày có hàng nghìn người nhiễm bệnh, gia đình thực hiện cách ly y tế, do đó phải mua lương thực, thực phẩm dự trữ cũng như thuốc men, các sản phẩm hỗ trợ để phòng, trị bệnh, vì vậy đã tác động tới giá cả thị trường.

Dự báo dịch Covid-19 và tình hình thiên tai tiếp tục diễn biến khó lường; giá xăng, dầu, chất đốt trên đà tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phục hồi, phát triển kinh tế và cuộc sống của người dân. Do vậy, các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý giá, bình ổn giá thị trường là hết sức quan trọng. Mới đây, UBND tỉnh đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành giá năm 2022 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, một trong những nội dung quan trọng được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quách Tất Liêm chỉ đạo là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình thị trường giá cả; hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý, kỳ vọng lạm phát, tránh các tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả thị trường, đời sống nhân dân.

Các sở, ngành, cơ quan liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp có chương trình khuyến mại, giảm giá, kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ SX-KD, thúc đẩy tăng trưởng; các doanh nghiệp phân phối, bán buôn, bán lẻ đẩy mạnh xây dựng, triển khai chương trình bình ổn thị trường. Theo dõi sát diễn biến giá xăng, dầu, điện, kịp thời đề xuất giải pháp bình ổn khi có sự biến động lớn về giá đối với các mặt hàng này để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nghiên cứu xây dựng, thực hiện chương trình bình ổn thị trường, trong đó yêu cầu các doanh nghiệp phân phối, bán buôn, bán lẻ đẩy mạnh triển khai chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn; phối hợp lực lượng quản lý thị trường và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các thương nhân mua bán thịt lợn nhằm tránh tình trạng đầu cơ trục lợi.

Cùng với sự chỉ đạo quản lý giá đối với các lĩnh vực, UBND tỉnh yêu cầu tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về đất đai nói chung, giá đất nói riêng để thị trường đất đai và bất động sản phát triển bền vững; phát hiện, xử lý kịp thời hành vi sử dụng đất (SDĐ) không đúng quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng trái pháp luật; công khai, minh bạch thông tin về quy hoạch, kế hoạch SDĐ, lộ trình triển khai các dự án theo quy định; thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký chuyển quyền SDĐ, chuyển mục đích SDĐ... 


Bình Giang

Các tin khác


Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục