(HBĐT)- Được xác định là vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, thời gian qua, huyện Lạc Thuỷ tăng cường hỗ trợ chủ đầu tư các cụm công nghiệp (CCN) và nhà đầu tư thứ cấp trong giải phóng mặt bằng (GPMB), thủ tục hành chính... Nhờ đó, việc triển khai các CCN trên địa bàn huyện khá thuận lợi. Hiện, các CCN đẩy mạnh công tác GPMB, thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào xây dựng nhà máy.


Công ty CP chế biến gỗ Hợp Thịnh Hoà Bình đầu tư xây dựng hạ tầng trong cụm công nghiệp Phú Thành II (Lạc Thủy) với diện tích thuê đất 3,88 ha.

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

CCN Đồng Tâm sau điều chỉnh có quy mô 73,96 ha, tổng vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng, do Công ty TNHH thương mại, dịch vụ thương mại và xây dựng HDT làm chủ đầu tư. Ông Trần Văn Dũng, Chỉ huy trưởng công ty cho biết: Nhờ sự hỗ trợ, ủng hộ của lãnh đạo tỉnh, huyện Lạc Thuỷ và các sở, ngành liên quan nên tiến độ triển khai hạ tầng kỹ thuật CCN Đồng Tâm khá thuận lợi. Đến nay, chúng tôi đã được bàn giao 17,67 ha, đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm đường nội bộ, hệ thống điện, nước bảo đảm cho các nhà đầu tư thứ cấp đi vào hoạt động. Đến thời điểm này, CCN Đồng Tâm đã thu hút được 5 doanh nghiệp thứ cấp vào đầu tư.

Theo đánh giá của chủ đầu tư các CCN trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ, sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương, hạ tầng CCN được đầu tư hoàn chỉnh, hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ... là những yếu tố thuận lợi để các CCN thu hút được nhà đầu tư thứ cấp. 

Để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các CCN, huyện xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên các dự án sản xuất tập trung, công nghệ tiên tiến, sản phẩm có giá trị tăng thêm cao, thân thiện với môi trường. Đồng chí Trần Đức Bình, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và CCN huyện cho biết: UBND huyện đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của tỉnh trong công tác quản lý CCN, khai thác hiệu quả các ưu đãi đầu tư đối với CCN đã được thành lập theo quy định của Chính phủ và UBND tỉnh. Chủ động phối hợp Sở KH&ĐT thực hiện các biện pháp thu hút dự án sản xuất công nghiệp vào các CCN. Tập trung tuyên truyền sâu rộng chính sách của Nhà nước, quy định của tỉnh, những ưu đãi của huyện đối với đầu tư phát triển công nghiệp. 

Tổng diện tích đất công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết trên địa bàn là 141,38 ha; trong 6 tháng đầu năm đã GPMB được 23,53 ha với tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ trên 25 tỷ đồng. Trong đó, diện tích đã GPMB sẵn sàng giao cho chủ đầu tư thứ cấp 5,11 ha; diện tích giao cho chủ đầu tư hạ tầng CCN Đồng Tâm 17,67 ha; diện tích giao cho chủ đầu tư hạ tầng CCN Phú Thành II là 0,75 ha. 

Tiếp tục thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp

Trong thu hút đầu tư, huyện có quan điểm rõ ràng: Phát triển công nghiệp phải gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; không thu hút các dự án công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, vận dụng chế độ, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và của tỉnh vào điều kiện cụ thể của địa phương để có những ưu đãi, khuyến khích đầu tư, tạo động lực, đột phá trong phát triển công nghiệp.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 5 CCN, trong đó, 3 CCN đã đi vào hoạt động, thu hút 16 doanh nghiệp đầu tư với diện tích thuê đất 50,19 ha, tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng; tỷ lệ lấp đầy các CCN đạt 49,26%. Đối với CCN Phú Thành II đã được đầu tư cơ bản hệ thống giao thông, xử lý nước thải; CCN Thanh Nông đang đề xuất thực hiện điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế; CCN Đồng Tâm đã bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện đầu tư. Đối với CCN môi trường công nghệ cao Hoà Bình đang xin phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500; CCN Đồng Tâm II đang lập tờ trình xin thành lập và đề xuất lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN. Có 9 DN đang hoàn thiện các thủ tục xin phê duyệt chủ trương đầu tư vào các CCN với diện tích thuê đất dự kiến 16,55 ha, tổng mức đầu tư trên 600 tỷ đồng.

Đồng chí Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện khẳng định, trong thời gian tới, để tăng cường thu hút doanh nghiệp vào CCN, huyện tiếp tục tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, tích cực hỗ trợ nhà đầu tư ngay ở giai đoạn đầu thực hiện dự án. Mặt khác, huyện tập trung huy động mọi nguồn lực để GPMB, xây dựng đường giao thông đến địa điểm xây dựng CCN, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện nhanh chóng các thủ tục hành chính liên quan... Theo đó, huyện tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, kêu gọi nhà đầu tư đầu tư sản xuất, kinh doanh trong CCN; hỗ trợ thủ tục đầu tư cho các nhà đầu tư đã có kế hoạch đăng ký đầu tư vào các CCN năm 2022. Tiếp tục hoàn thiện đề án thu tiền đầu tư hạ tầng; tiền quản lý, bảo trì hạ tầng và dịch vụ công cộng trong các CCN trên địa bàn trình UBND tỉnh phê duyệt. Tiếp tục phối hợp đơn vị có liên quan tham mưu trong công tác GPMB để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng CCN. Đồng thời, kiểm tra, đôn đốc tiến độ, chất lượng đầu tư, công tác chấp hành quy hoạch xây dựng, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công trường, an toàn lao động và hoạt động khác của các doanh nghiệp trong CCN. Phối hợp đơn vị liên quan tổ chức đào tạo nguồn nhân lực và giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp trong CCN. Huyện mong muốn được tỉnh hỗ trợ nguồn vốn để đầu tư hạ tầng khu tái định cư cho các CCN trên địa bàn.

 Đinh Thắng

Các tin khác


Phát sinh nhiều rào cản "làm khó" môi trường kinh doanh

Cộng đồng doanh nghiệp đang gặp nhiều rào cản trước tình trạng cơ quan quản lý muốn khôi phục lại các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, hoặc ban hành mới các chính sách, trong đó "cài cắm" những quy định bất hợp lý, gây khó khăn trong hoạt động… Nản lòng hơn nữa là sự thờ ơ của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức.

Nông sản Việt thích ứng tiêu chuẩn xuất khẩu mới

Từ đầu năm 2022, Trung Quốc chính thức thực hiện các yêu cầu, quy định mới đối với doanh nghiệp và các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường này. Để không bỏ lỡ thị trường lớn bậc nhất thế giới, nhiều ngành hàng sản xuất và chế biến nông sản, thực phẩm trong nước đang có bước chuyển mình mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng, giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu.

Xây dựng, phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân

(HBĐT) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa và hội nhập quốc tế, đội ngũ doanh nhân tỉnh không ngừng phát triển về số lượng, chất lượng, lũy kế đến ngày 31/12/2021, toàn tỉnh có 3.860 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 55.139 tỷ đồng; gần 850 chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động trên địa bàn; trong đó có 2.990 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm khoảng 77,5%), 870 doanh nghiệp gặp khó khăn, tạm ngừng, chờ giải thể.

Thị trường tiền tệ ổn định góp phần hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh

(HBĐT)- Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn. Theo đó, diễn biến thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD).

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đối thoại theo chuyên đề

(HBĐT) - Theo Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh, trong thời gian qua, cộng đồng DN, các nhà đầu tư (NĐT) trên địa bàn tỉnh đánh giá rất cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, NĐT yên tâm hoạt động sản xuất - kinh doanh; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là triển khai các giải pháp hỗ trợ DN chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.

Thu ngân sách tháng 8 giảm, nhưng 8 tháng năm 2022 vẫn tăng 19,4%

Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tháng 8/2022 ước đạt 106 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 46 nghìn tỷ đồng so với tháng trước. Tuy nhiên trong 8 tháng năm 2022, hai khoản thu cán đích sớm là thu từ dầu thô và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục