(HBĐT) - Thời điểm này, đến với huyện Cao Phong, hẳn ai cũng ấn tượng với sắc màu vàng ruộm hấp dẫn của những vườn cam Cao Phong mọng nước, ngọt lành. Cam đã vào chính vụ thu hoạch nên vùng đất tươi đẹp này càng có sức hút mạnh mẽ đối với khách thập phương.


Cam Cao Phong đang vào vụ thu hoạch, hứa hẹn mang tới niềm vui được mùa, được giá cho nông dân huyện Cao Phong.

Nghe thông tin cam Cao Phong đã vào vụ thu hoạch, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy ở TP    Hà Nội cùng gia đình đến huyện Cao Phong để trải nghiệm vào tận vườn cắt cam. Những quả cam no tròn, vàng tươi, lúc lỉu từng chùm trĩu nặng được cắt xuống trong niềm hân hoan của thực khách. "Mùa cam nào gia đình tôi cũng về đây vài ba lần, về lần nào cũng cảm thấy thích thú, vì vừa mua được cam ngon làm quà tặng, vừa có được những trải nghiệm du lịch ý nghĩa” - chị Thủy chia sẻ.

Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tại huyện Cao Phong, cây có múi ra hoa và tỷ lệ đậu quả cao, đảm bảo tốt cả về sản lượng và chất lượng. Trong tổng diện tích khoảng 1.744 ha cây ăn quả có múi, diện tích cam đạt khoảng 1.357 ha, trong đó chủ yếu là cây thời kỳ kinh doanh. Hiện, người dân đang thu hoạch các loại cam, quýt theo khung thời vụ với giá khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg. 

Sau 2 năm (2020 - 2021) bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tháng 11 năm nay, huyện Cao Phong rộn ràng khởi động lại lễ hội truyền thống Cam Cao Phong. Công tác chuẩn bị đang vào giai đoạn nước rút. Đây là dịp quảng bá rộng rãi hình ảnh, văn hóa, tiềm năng, thế mạnh của huyện, tạo sức hút đặc biệt để đông đảo du khách tìm về.

Hòa vào không khí rộn ràng của mùa cam là sức sống tươi đẹp của những miền quê nông thôn mới. Các xã Nam Phong, Tây Phong, Dũng Phong, Thu Phong, Bắc Phong đã đạt chuẩn nông thôn mới, đang tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Còn đối với Hợp Phong và Bình Thanh - 2 xã đang phấn đấu về đích nông thôn mới vào cuối năm 2022, dù áp lực nhưng với quyết tâm cao, cả 2 xã đều đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Những kết quả đã đạt được thể hiện sinh động qua sức sống của các miền quê, đưa Cao Phong dần trở thành một vùng đất đáng sống. 

Đến với Cao Phong hôm nay, hẳn bất cứ ai cũng cảm nhận được sức sống căng tràn của những vườn cam bạt ngàn trải khắp huyện. Bên cạnh những đồi cam ngập nắng, vùng đất Cao Phong còn có những ruộng mía lao xao, những con đường trải nhựa, được cứng hóa bằng bê tông rợp bóng mát của cây cối và màu xanh mướt mắt của các loại cây trồng... Để có được sức vóc như ngày hôm nay là do Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong huyện đã tiếp nối truyền thống, kế thừa những giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng đất Mường Thàng, tạo thành khát vọng vươn lên mạnh mẽ trong toàn huyện. 

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy trao đổi: Huyện Cao Phong được đánh giá có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên văn hóa đặc sắc thích hợp phát triển đa dạng loại hình du lịch. Nhờ có định hướng phát triển phù hợp, diện mạo của huyện đã có nhiều khởi sắc so với 20 năm trước (thời điểm thành lập huyện trên cơ sở tách ra từ huyện Kỳ Sơn trước đây). Từ vùng đất còn gian khó mọi bề, sau 20 năm, Cao Phong đang vươn lên mạnh mẽ, kế thừa và phát huy xứng đáng những giá trị tốt đẹp của vùng đất cổ Mường Thàng. Không còn là huyện nghèo phải đối mặt với vô vàn gian khó như thời điểm mới thành lập, Cao Phong ngày nay là miền quê xinh đẹp, trù phú, nơi an cư, quần tụ của 3 dân tộc Mường, Kinh, Dao cùng sinh sống, trong đó, người Mường chiếm trên 72% dân số. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư, KT-XH phát triển khá toàn diện, tạo thêm động lực để huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Khánh An


Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục