(HBĐT) - Đến thời điểm này, huyện Yên Thủy đã gieo trồng trên 65% kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân 2023. Hiện, nông dân các xã, thị trấn tiếp tục cấy lúa trà muộn, làm đất và gieo trồng các loại rau, màu với phương châm làm đất đến đâu, gieo trồng đến đó.


Người dân xóm Tròng, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) làm đất trồng dưa bở.

Ngay sau Tết Nguyên đán, nông dân trên địa bàn huyện Yên Thủy đã bắt tay vào sản xuất vụ chiêm xuân. Nhiều diện tích ruộng đã cấy xong trước Tết, nay đã xanh đồng. Bên cạnh đó, bà con chuyển đổi nhiều diện tích sang trồng màu, nhất là trồng bí, hiện cũng phát triển tốt. Ghi nhận thực tế tại xã Bảo Hiệu, người dân đã cơ bản hoàn thành cấy lúa vụ chiêm xuân. Như xóm Tròng, bà con hoàn thành cấy trước Tết, một số hộ đang làm đất trồng màu.

Gia đình chị Bùi Thị Hạnh, xóm Tròng có hơn 2 sào ruộng. Trước Tết, gia đình chị cấy xong 1 sào lúa, còn 1 sào dành để trồng dưa bở. Vợ chồng chị Hạnh đang tập trung làm đất, lên luống để sắp tới sẽ trồng dưa. Chị Hạnh chia sẻ: Tranh thủ thời tiết thuận lợi, gia đình tôi đã cấy xong. So với những năm trước, năm nay khá rét, nguồn nước cũng cạn hơn nhưng vẫn đảm bảo. Những năm gần đây, ngoài cấy lúa, gia đình duy trì trồng màu ở một mảnh ruộng. Năm ngoái trồng bí xanh nhưng giá bán rẻ nên vụ này, nhà tôi chuyển sang trồng dưa bở. Trong xóm cũng có nhiều hộ chuyển đất lúa sang trồng cây màu khác. 

Đồng chí Bùi Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Bảo Hiệu cho biết: Tổng diện tích gieo trồng vụ chiêm xuân trên địa bàn xã là 680 ha. Đến nay, xã cơ bản hoàn thành cấy lúa với diện tích 110 ha. Theo kế hoạch, toàn xã trồng 200 ha rau các loại, trong đó, bí xanh 85 ha, bí đỏ 70 ha, các loại dưa 30 ha. Ngoài ra, Bảo Hiệu còn trồng lạc, vừng, khoai lang, sắn, mía, hiện đang được bà con làm đất, chuẩn bị các điều kiện để sản xuất đúng khung thời vụ. Thời điểm này, UBND xã đẩy mạnh tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp để phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra hệ thống giao thông, thủy lợi để có kế hoạch đề nghị tu sửa kịp thời; chủ động giữ nước ở các hồ, đập đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất. 

Theo báo cáo của UBND huyện, đến thời điểm này, toàn huyện đã gieo trồng được trên 4.880 ha, các loại cây trồng đều sinh trưởng và phát triển tốt. Trong đó, lúa đã cấy trên 518 ha, đạt gần 90% kế hoạch; ngô trồng 1.035 ha, đạt trên 66% kế hoạch; sắn trồng trên 458 ha, lạc 1.115 ha, các loại cây trồng khác cũng được bà con tích cực gieo trồng đảm bảo khung thời vụ.

Đồng chí Bùi Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: Thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn hướng dẫn nông dân phòng chống rét và phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng. Toàn huyện đã làm đất cày ải vụ xuân với diện tích 6.319 ha, bằng 85% kế hoạch. Hiện, các địa phương tiếp tục cấy lúa trà muộn, làm đất và gieo trồng các loại cây màu với phương châm làm đất đến đâu, gieo trồng đến đấy, đảm bảo trong khung thời vụ tốt nhất. 

Bên cạnh đó, huyện tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dự kiến năm 2023 sẽ chuyển 95 ha đất lúa sang trồng cây hàng năm (90 ha) và cây lâu năm (5 ha). Để đảm bảo nguồn nước tưới, huyện chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt việc quản lý, điều tiết nước tại các hồ, đập với mực nước trung bình hiện đạt từ 3,5 - 4,5 m; chỉ đạo Phòng NN&PTNT phối hợp với UBND các xã, thị trấn hướng dẫn các tổ hợp tác dùng nước xây dựng kế hoạch điều tiết nước phục vụ sản xuất và phòng, chống hạn cuối vụ.
 
Viết Đào

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí

Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục