(HBĐT) - Ngày 15/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Công ty CP Kim Bôi (khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi, huyện Lạc Thuỷ) tổ chức lễ xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường châu Âu (EU). Đây là lô hàng sản phẩm măng chế biến thứ 4 của Công ty CP Kim Bôi được xuất khẩu trong năm 2023.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản kiểm tra quy trình đóng thùng sản phẩm của Công ty CP Kim Bôi, khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) trước khi vận chuyển đi xuất khẩu.
Năm 2022, Công ty CP Kim Bôi đã đầu tư công nghệ, kỹ thuật trong việc chế biến các sản phẩm từ măng, miến nhằm đáp ứng nhu cầu cao tại thị trường trong nước và nước ngoài. Công ty đã có 27 mã sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường, trong đó 8 mã mặt hàng được xuất khẩu. Được sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng nước ngoài, công ty tiếp tục cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đến nay đã hoàn thiện thêm mặt hàng mới, phù hợp yêu cầu của khách hàng, nâng tổng số loại sản phẩm xuất khẩu lên 9 mã. Từ đầu năm đến nay, công ty đã xuất khẩu 3 công ten nơ sản phẩm măng chế biến, tương đương 85 tấn sang các nước Singapore, Nhật Bản và Hà Lan.
Lô hàng chế biến lần này tiếp tục được xuất khẩu sang thị trường Hà Lan, tổng số lượng 22 tấn với 1 loại sản phẩm là măng củ thái chữ nhật đóng lon. Măng được Công ty CP Kim Bôi thu mua, sơ chế đóng gói và xuất khẩu trực tiếp. Sản phẩm sản xuất theo quy trình khép kín, trước khi xuất khẩu đã được sơ chế, chế biến, luộc chín, diệt khuẩn, đóng lon; mỗi lon có trọng lượng 3 kg và đóng mỗi thùng carton 6 lon, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc đóng hàng được thực hiện đúng quy cách yêu cầu, chủng loại hàng hóa, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của EU. Dự kiến sau 36 ngày, lô sản phẩm sẽ cập bến thị trường Hà Lan.
T.H
(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.
Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.
(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.
WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.
Rừng đang che phủ một phần ba diện tích lục địa, cung cấp các dịch vụ thiết yếu và góp phần quan trọng trong việc duy trì sự sống trên hành tinh. Hiện nay, sinh kế của hơn 1,6 tỷ người trên trái đất phụ thuộc vào rừng.