(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.


Tổ hợp tác đan cói phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) giải quyết việc làm cho nhiều phụ nữ trên địa bàn.

Đồng chí Phạm Thị Phương, Chủ tịch Hội LHPN TP Hòa Bình cho biết: Thành Hội đã rà soát nắm bắt ý tưởng khởi nghiệp của hội viên. Từ đó lựa chọn ý tưởng tham gia các cuộc thi khởi nghiệp do T.Ư Hội và tỉnh Hội tổ chức. Thông qua đó, hội viên được hỗ trợ tiếp cận khoa học kỹ thuật, nguồn vốn để hiện thực hóa ý tưởng của mình. Hội đã hỗ trợ 6 ý tưởng tham gia cuộc thi khởi nghiệp, có 1 ý tưởng đoạt giải cấp T.Ư, 2 ý tưởng đoạt giải cấp tỉnh. Đồng thời, hỗ trợ thủ tục thành lập mới 2 HTX, 6 tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ.

Thăm tổ hợp tác đan cói của bà Hoàng Thị Mai, tổ 5, phường Quỳnh Lâm, chúng tôi gặp bà cùng một số chị em với đôi bàn tay khéo léo tạo nên các sản phẩm cói đẹp mắt. Mang nghề đan cói từ huyện Lương Sơn về, rồi miệt mài truyền nghề cho chị em, trong 3 năm qua, bà Mai cùng các chị em đã tạo ra nhiều sản phẩm đủ màu sắc, kích cỡ, chủng loại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bà Mai chia sẻ: Là cán bộ Hội LHPN phường Quỳnh Lâm đã nghỉ hưu, trước thực tế diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp, hội viên, phụ nữ ở độ tuổi trung niên có nhiều thời gian rảnh rỗi, tôi đã mời giáo viên dạy đan cói về hướng dẫn, dạy nghề cho chị em. Được sự hỗ trợ của Hội LHPN phường từ đó hình thành tổ hợp tác đan cói phường Quỳnh Lâm.

Đến nay, tổ hợp tác đan cói phường Quỳnh Lâm do bà Mai sáng lập đã hoạt động được 3 năm, giải quyết việc làm, có thu nhập ổn định cho từ 15 - 40 phụ nữ. Với đặc thù công việc đan cói nhẹ nhàng, tổ đã thu hút được phần lớn hội viên cao tuổi bởi công việc phù hợp với tuổi tác và sức khỏe của họ. Bà Nguyễn Thị Phán, tổ 2, phường Quỳnh Lâm cho biết: Sau khi tham gia lớp học nghề tôi nhận hàng về làm. Việc đan cói tôi thấy phù hợp với tuổi ngoài 60 của mình, tham gia tổ hợp tác tôi rất vui vì được giao lưu với các chị em, mỗi tháng lại có thêm nguồn thu cho gia đình.

Cũng như bà Mai, chị Triệu Thị Hoa, tổ 9, phường Thống Nhất tạo nên những sản phẩm hữu ích phục vụ cho cuộc sống, trong đó sản phẩm cao thảo mộc Khôi Nhung và cao mộc An Xoa là những sản phẩm hướng tới đạt OCOP trong năm nay. Là người con của dân tộc Dao, từ nhỏ chị Hoa đã được biết về các bài thuốc nam của dân tộc mình với những lợi ích mang lại cho người dùng. Nhưng do sản xuất, chế biến thủ công, các loại thuốc nam không giữ được lâu và vận chuyển được xa. Từ đó chị suy nghĩ làm thế nào để những bài thuốc nam của dân tộc được lưu truyền, sản phẩm nhiều người biết đến hơn. Được sự tư vấn của Hội phụ nữ, chị mạnh dạn đứng lên thành lập HTX. Trong quá trình thực hiện ước mơ, chị được Hội LHPN phường tạo điều kiện tham gia tập huấn, hỗ trợ làm các thủ tục thành lập HTX với tên gọi HTX thuốc nam dân tộc Dao Hòa Bình. Hiện, HTX thuốc nam dân tộc Dao Hòa Bình do chị Triệu Thị Hoa làm giám đốc thu hút 15 thành viên tham gia. Bên cạnh đó, HTX thu hút hàng trăm hộ trồng dược liệu cung cấp cho HTX, giúp người dân địa phương cải thiện đời sống.

Sau 5 năm thực hiện Đề án 939, Hội LHPN TP Hòa Bình đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; phối hợp tổ chức tập huấn cho hàng nghìn lượt hội viên, hỗ trợ hàng trăm hội viên tham gia các gian hàng quảng bá, trưng bày sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm; hỗ trợ các thủ tục thành lập HTX, tổ hợp tác, tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm và hỗ trợ hội viên tiếp cận các nguồn vốn để phát triển.

Minh Tuấn


Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục