(HBĐT) - Sáng 25/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ hè - thu, định hướng sản xuất vụ đông năm 2023. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.


Các đại biểu tham dự hội nghị.

Vụ đông xuân năm 2022 - 2023, mặc dù sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn về thời tiết và tác động bất lợi của thị trường nhưng vẫn cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Nhiều loại nông sản đã khẳng định được vị thế trên thị trường. Các cấp, ngành trong tỉnh đã bám sát, nắm chắc tình hình, tập trung, quyết liệt trong chỉ đạo sản xuất, đảm bảo kịp thời, đúng kế hoạch đề ra. Đáng chú ý là trong bối cảnh diện tích canh tác lúa có xu hướng giảm, nhưng sản lượng lương thực cây có hạt vẫn vượt kế hoạch đề ra, đạt 19,18 vạn tấn. Dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát kịp thời, không để lây lan ra diện rộng. Tổng đàn gia súc tiếp tục tăng, đạt 9,49 triệu con. Sản lượng thủy sản đạt 6,14 nghìn tấn, trong đó tỷ lệ sản lượng do nuôi trồng có xu hướng tăng, đạt 5,16 nghìn tấn; tỷ lệ sản lượng khai thác đánh bắt giảm dần. Độ che phủ rừng được duy trì ở mức trên 51,5%. 5 tháng đầu năm 2023, có thêm 350 tấn chuối tiêu hồng; 150 tấn mía trắng được xuất khẩu.

Vụ hè - thu, vụ mùa tới, tỉnh phấn đấu diện tích gieo trồng cây hàng năm 44,5 nghìn ha, trong đó, cây lương thực có hạt 33,3 nghìn ha, phấn đấu năng suất lúa đạt 54,8 tạ/ha; tăng cường quản lý tốt, phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản, trang trại chăn nuôi quy mô lớn... Chuẩn bị điều kiện tốt nhất triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2023.

Hội nghị đã ghi nhận nhiều ý kiến của các huyện, thành phố, đơn vị chuyên môn đề nghị UBND tỉnh có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất; điều tiết nước, quản lý các công trình thủy lợi; có chính sách xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản cho nông dân, thúc đẩy xuất khẩu nông sản...

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những kết quả đạt được trong sản xuất vụ đông xuân 2022 - 2023. Đồng chí nhấn mạnh: Dự báo những tháng còn lại của năm 2023 và đầu năm 2024 sẽ chịu tác động của thời tiết cực đoan như nắng nóng, mưa lũ. Do vậy, các ngành, địa phương căn cứ định hướng chỉ đạo của UBND tỉnh, các nhiệm vụ chủ yếu và giải pháp đã đề ra để tập trung, quyết liệt trong chỉ đạo sản xuất. Trong đó, trọng tâm là chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước. Mở rộng diện tích gieo trồng, không để đất trống; tăng cường chăm sóc, thâm canh cây trồng để nâng cao năng suất, sản lượng. Chủ động chuyển đổi diện tích đất lúa, đất màu kém hiệu quả sang trồng các cây có giá trị kinh tế cao, nhưng không làm thay đổi hiện trạng và mục đích sử dụng đất. Bố trí cơ cấu mùa vụ phù hợp, tạo quỹ đất sớm để triển khai sản xuất vụ đông. Tăng cường ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất; đẩy mạnh hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, thu hút đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn...

T.H

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục