Tại Kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, một trong nội dung được các đại biểu quan tâm là Chính phủ đang trình Quốc hội giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng chính sách giảm thuế này với tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì chỉ giới hạn đối với một số ngành, lĩnh vực.

Nới lỏng chính sách tài khóa để kích cầu tiêu dùng, giải quyết bài toán an sinh xã hội và công ăn việc làm là mối quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)

Nới lỏng chính sách tài khóa để kích cầu tiêu dùng, giải quyết bài toán an sinh xã hội và công ăn việc làm là mối quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)

Nhiều đáp áp từ việc giảm thuế

Ý kiến nhiều chuyên gia nhận định, việc giảm 2% thuế VAT giúp người dân tiết kiệm được một khoản chi phí trong chi tiêu, sinh hoạt, mang lại tác động về tâm lý, giúp kích cầu, tăng tiêu dùng, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước cũng như nền kinh tế.

Năm 2022, việc giảm VAT chỉ cho một số ngành nghề từng áp dụng khiến doanh nghiệp kê khai, nộp thuế rất phức tạp. Thậm chí, một số doanh nghiệp, cơ quan (thuế, hải quan,…) còn lo ngại nếu xác định không đúng mặt hàng được giảm sẽ tạo nguy cơ bị xử phạt, kỷ luật do "làm trái” quy định.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - ngân sách cũng ghi nhận có ý kiến của các đại biểu đề nghị cân nhắc mở rộng phạm vi đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng theo hướng áp dụng thuế suất 8% đối với tất cả các nhóm hàng hoá vì hiện nay các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều đang gặp khó khăn.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ đồng tình với đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng 2% của Chính phủ bởi chỉ có chính sách tài khóa mở rộng mới có thể giúp cho nền kinh tế thoát khỏi đà suy thoái. Trong tình hình khó khăn hiện nay, chúng ta nên nới lỏng chính sách tài khóa để giải quyết bài toán an sinh xã hội, công ăn việc làm.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng nên áp dụng giảm thuế VAT cho tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ bởi tính "kết nối chặt chẽ” giữa các ngành hàng, dịch vụ hiện này là rất lớn. "Cái gì làm dễ, thuận lợi thì nên giảm hết cho đại trà, thậm chí còn có thể kéo giảm thuế VAT sâu hơn", ông Ngân nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội cho rằng, trong năm 2022, thu ngân sách Nhà nước tăng 12,5% cũng đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển kinh tế-xã hội nên việc giảm thuế VAT để kích thích tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp là cần thiết để góp phần tăng trưởng kinh tế.

Gỡ

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng các ngành hàng, lĩnh vực có sự kết nối chặt chẽ, do đó cái gì làm dễ, thuận lợi thì nên được giảm VAT hết cho đồng bộ. (Ảnh: quochoi.vn)

Tạo động lực mới cho nền kinh tế

Lý giải nguyên nhân về việc cần giảm 2% thuế VAT với tất cả mặt hàng, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho rằng, trong lúc doanh nghiệp khó khăn, việc giảm thuế này sẽ kích cầu, giải quyết khó khăn thị trường. Đây là nút thắt lớn nhất cần tháo gỡ đối với doanh nghiệp lúc này.

Còn đại biểu Trương Xuân Cừ, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội nhìn nhận: Khó khăn là vấn đề chung của thị trường hiện nay dù mức độ khó khăn của các ngành là khác nhau nên việc giảm thuế 2% là vấn đề hợp lý để cũng thể hiện là chính sách của chúng ta công bằng”.

Ở góc độ người tiêu dùng, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng, việc giảm thuế VAT sẽ tạo thành một động lực, một cú hích cho tiêu dùng của người dân. "Nếu mà giảm được, thì mặt hàng nào đã 10% thì giảm xuống 8%, chúng ta không nên phân biệt ra, loại trừ một số mặt hàng này nọ kia. Như vậy sẽ có tính đồng bộ, tạo ra tính toàn diện trong chính sách tài khóa”.

Nêu ý kiến về vấn đề này, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, cần mở rộng đối tượng hỗ trợ theo hướng giảm 2% cho hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất VAT 10%, không loại trừ đối với một số hàng hóa, dịch vụ như: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khoáng sản, không kể khai thác than (than cấp, dầu mỏ tinh chế), sản phẩm hóa chất và sản phẩm hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Bởi đây cũng là những lĩnh vực khó khăn, cần kích cầu tiêu dùng.

Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục