(HBĐT) - Ngày 31/7, Sở NN&PTNT có văn bản gửi UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ và phòng, chống dịch (PCD) bệnh động vật.

Sở NN&PTNT cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, song đã được kiểm soát, góp phần ổn định phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, theo báo cáo của một số địa phương đang có hiện tượng mua bán lợn giống trên môi trường mạng (người mua và người bán không biết nhau; liên hệ qua zalo, facebook hoặc sim rác, con giống không có nguồn gốc rõ ràng, hình thức thanh toán tiền qua trung gian thuê vận chuyển,… dẫn đến nguy cơ làm gia tăng lây lan dịch bệnh động vật trên địa bàn). Một số cơ sở đã tái phát bệnh dịch tả lợn Châu Phi do mua phải lợn giống bị bệnh về nuôi.

Để tăng cường các biện pháp quản lý kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ và PCD bệnh động vật, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan, chính quyền cơ sở tiếp tục thực hiện các nội dung của Kế hoạch số 228/KH-UBND, ngày 29/11/2022 của UBND tỉnh triển khai công tác PCD bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023, trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND, ngày 24/5/2021 của UBND tỉnh quy định về kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 131/KH-UBND, ngày 7/9/2020 của UBND tỉnh về phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2020-2025. Trong đó chú trọng nguyên tắc nuôi tái đàn và yêu cầu nuôi tái đàn lợn; kiểm soát vận chuyển, buôn bán lợn để nuôi thương phẩm; kiểm soát giết mổ lợn và tiêu thụ các sản phẩm từ lợn.

Chủ động các biện pháp PCD bệnh xâm nhập vào địa bàn, thường xuyên kiểm tra tình hình dịch bệnh tại các khu vực trọng điểm chăn nuôi gia súc, gia cầm, nơi có ổ dịch cũ và có nguy cơ phát sinh dịch nhằm phát hiện sớm các ổ dịch để xử lý kịp thời, hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.

Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép, không rõ nguồn gốc; chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu về PCD bệnh, an toàn thực phẩm từ các địa phương khác vào địa bàn.

Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai với chính quyền cơ sở trước khi thực hiện việc nuôi tái đàn, tăng đàn theo quy định của Luật Chăn nuôi; hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các cơ sở chăn nuôi và môi trường bằng các loại hóa chất sát trùng, vôi bột nhằm tiêu diệt mầm bệnh; thực hiện các biện pháp PCD theo quy định… Không kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm nhập lậu; không buôn bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật bị bệnh để chế biến làm thực phẩm; không vứt xác động vật ra ngoài môi trường làm phát sinh lây lan dịch bệnh…

P.V (TH)

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục