(HBĐT) - Xã Cao Sơn (Đà Bắc) hầu hết dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện phát triển kinh tế hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo cao. Được sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh, huyện, cùng với dựa vào lợi thế địa phương, trong những năm qua, xã đã vươn lên xây dựng nông thôn mới.



Khai thác lợi thế của địa phương, người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) đầu tư đầu tư phát triển nghề chế biến lâm sản.

Trở lại Cao Sơn, chúng tôi được đi trên những con đường trải nhựa, bê tông sạch đẹp. Các công trình điện thắp sáng, trường học, trạm y tế, trụ sở xã… được xây dựng khang trang, kiên cố. Đồng chí Nguyễn Đình Thi, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã đưa chúng tôi đi thăm di tích căn cứ cách mạng Giằng Xèo và cho biết: Trước kia, nơi đây chỉ là rừng. Cả xóm Xèo mới có 13 hộ sinh sống, thu nhập chủ yếu dựa vào rừng. Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, nhiều gia đình trong xóm tận dụng lợi thế gần thị trấn, thuận tiện đường giao thông đã trồng cây các loại cây có giá trị hàng hóa như: chè, dong riềng, ngô và khai thác, sản xuất gỗ… tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Trao đổi về sự đổi thay của xã, đồng chí Đinh Hồng Thắng, Bí thư Đoàn xã cho biết: Với lợi thế có địa hình đồi núi và có cả suối, hồ, ngoài ra nhiều bản làng giữ được nét văn hóa truyền thống nên nhiều hộ trong xã đã đầu tư làm du lịch. Tại xóm Sưng, đến nay đã có 50/75 hộ tham gia vào các dịch vụ lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, nhóm văn nghệ, thổ cẩm..., thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Ngoài tạo thu nhập cho người dân, các mô hình homestay đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, nhất là nghề truyền thống. Một số hộ thanh niên trong xã tận dụng địa hình đồi núi xây dựng mô hình nuôi lợn rừng, trồng chè, dong riềng… mang lại thu nhập cho gia đình.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bàn Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho biết: Để có được kết quả như hôm nay, Đảng ủy xã đã có nhiều buổi họp bàn, tìm hướng phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Theo đó, trong các kế hoạch phát triển KT-XH được xây dựng đầu năm, Đảng ủy đã chỉ đạo UBND xã, các ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đưa những cây, con giống mới có năng suất cao vào sản xuất. Phát triển đàn gia súc, gia cầm, tạo sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường. Tạo điều kiện để người dân được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế. Cùng với đó, đẩy mạnh chăm sóc và bảo vệ rừng. Đặc biệt là phát huy vai trò của mỗi đảng viên trong phát triển kinh tế, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo.

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Cao Sơn đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện nhiệm vụ phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Từ một xã nghèo, Cao Sơn đã về đích nông thôn mới. Năm 2022, tổng giá trị sản phẩm của xã đạt trên 198 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 38%, đạt 110% kế hoạch; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 17%, đạt 113% kế hoạch; dịch vụ thương mại 45%, đạt 105%  kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người đạt 44,2 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 26,49%. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững, các thiết chế văn hóa từng bước được đầu tư xây dựng, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc… Đó là điều kiện quan trọng để xã Cao Sơn tiếp tục vươn lên, phát triển bền vững.


Việt Lâm

Các tin khác


Sản xuất nông nghiệp bền vững

Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân Việt Nam đã tác động tới hội viên, nông dân cả nước trong việc tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế. Cũng từ đây, nhiều địa phương đã chuyển đổi mô hình canh tác lúa thông thường sang trồng lúa hữu cơ năng suất, chất lượng cao.

Huyện Kim Bôi tháo gỡ khó khăn giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Kim Bôi, tổng số vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) trên địa bàn huyện năm 2023 và chuyển nguồn năm 2022 là 292.822 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư 147.106 triệu đồng, vốn sự nghiệp 82.298 triệu đồng. Tính đến thời điểm này đã giải ngân 37.868,5 triệu đồng, đạt 12,9%.

Xã Toàn Sơn: Quan tâm cải thiện đời sống người dân từ xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Với xuất phát điểm là xã đặc biệt khó khăn, sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt làng quê ở xã Toàn Sơn (Đà Bắc) ngày càng "thay da đổi thịt”, thu nhập của người dân không ngừng được cải thiện.

Việt Nam, cửa ngõ vào ASEAN cho doanh nghiệp Canada tại Quebec

Thực hiện đánh giá sơ kết 5 năm triển khai Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Thương vụ Việt Nam tại Canada đã phối hợp với Hội đồng kinh doanh Canada - ASEAN và Viện nghiên cứu thách thức mới trong toàn cầu hóa kinh tế (NEME) của Đại học Laval Canada tổ chức cuộc hội thảo đánh giá tiềm năng đầu tư tại Việt Nam và khu vực ASEAN.

Nghiệm thu Đề án khuyến công quốc gia tại các huyện 

(HBĐT) - Ngày 14/9, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp 1 phối hợp với Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Hòa Bình tổ chức nghiệm thu cơ sở các nội dung thuộc Đề án khuyến công quốc gia tại các huyện: Mai Châu, Kim Bôi và Lạc Thủy.

Gần 680 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ tài sản hơn 3,8 triệu tỷ đồng

Trong gần 680 doanh nghiệp Nhà nước, có 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục