Tối 6/10, tại Trung tâm Văn hóa- Thông tin và thể thao huyện Thanh Trì (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố.


Gạo thơm Bắc Kạn được bày bán tại Hội chợ. Ảnh: Phương Anh/TTXVN

Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa chào mừng 69 năm ngày Giải phóng huyện Thanh Trì (6/10/1954 - 6/10/1954) và 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/1945).

Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, sự kiện này có ý nghĩa thiết thực trong việc đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã của Hà Nội và các tỉnh, thành phố quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Hà Nội, đồng thời giúp người tiêu dùng Thủ đô nhận biết, có thêm nhiều lựa chọn tiêu dùng sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý, phát huy tinh thần tự lực, tự cường. 

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội cũng hy vọng với việc tổ chức những sự kiện như thế này sẽ giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã có thêm nhiều khách hàng, đầu mối tiêu thụ tại Hà Nội, góp phần cân đối cung – cầu hàng hoá, kích cầu người tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2024. Người tiêu dùng Thủ đô biết đến, ưu tiên, lựa chọn tiêu dùng sản phẩm trái cây, nông sản an toàn, với giá cả hợp lý, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, khôi phục kinh tế, thích ứng an toàn, linh hoạt. 


Sản phẩm mật ong của Hưng Yên được bày bán tại hội chợ. Ảnh: Phương Anh/TTXVN

Với trên 130 gian hàng và khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hội chợ đã thu hút trên 80 doanh nghiệp, hợp tác xã của Hà Nội và 18 tỉnh tham gia. Cụ thể, Hà Nam, Hưng Yên, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Giang, Bình Thuận, Bắc Kạn, Nghệ An, Quảng Nam… để quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản an toàn, sản phẩm mùa vụ  như trái cây có múi, nông sản đặc sản….
 
Đặc biệt, tại hội chợ doanh nghiệp, hợp tác xã còn giới thiệu đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm)… đưa sản phẩm có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý đến với người tiêu dùng, thực hiện hiệu quả kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ của thành phố cũng như Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Ngoài ra, Hà Nội cũng còn tích cực hỗ trợ các địa phương quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản vùng miền tiêu thụ tại thị trường Hà Nội thông qua hoạt động giao thương, hội chợ.…Cụ thể, hỗ trợ Đoàn công tác các tỉnh như Bắc Kạn, Nghệ An, Kon Tum, Tây Ninh… khảo sát, làm việc trực tiếp với các kênh phân phối Hà Nội về kết nối tiêu thụ sản phẩm vào các trung tâm siêu thị lớn như Aeon, Central  Group, MM Mega Market; chuỗi Biggreen, Đức Thành…. 

Hội chợ sẽ kéo dài đến hết ngày 11/10 tới.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục