Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có Công điện yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Công điện nêu rõ, tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai khi xử lý công việc của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức vẫn chưa được khắc phục hiệu quả; công tác phối hợp giữa các cơ quan, địa phương, đơn vị trong xử lý công việc chưa chặt chẽ, kịp thời, còn trường hợp chậm tham gia ý kiến hoặc không có chính kiến, quan điểm rõ ràng, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc.
Để khắc phục, chấn chỉnh tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đề cao trách nhiệm người đứng đầu và cán bộ, công chức các cấp trong xử lý công việc; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện nghiêm các Công điện, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể:
- Tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả nhiệm vụ được giao, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền. Tăng cường kiểm tra hoạt động công vụ, nhất là kiểm tra đột xuất; kịp thời thay thế hoặc điều chuyển đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc.
- Trường hợp để xảy ra chậm trễ, gây hậu quả thì phải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định. Trong quá trình phối hợp để giải quyết công việc thuộc thẩm quyền, chỉ lấy ý kiến các cơ quan liên quan trực tiếp. Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời đúng hạn, đúng chức năng, nhiệm vụ, có quan điểm rõ ràng, không trả lời chung chung, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm làm ảnh hưởng đến tiến độ xử lý công việc.
Thủ tướng cũng yêu cầu quán triệt sâu rộng và thực hiện hiệu quả Nghị định 73 của Chính phủ về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Thủ tướng đề nghị quyết liệt giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, hiệu quả, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, thuận tiện; kiên quyết không để xảy ra tình trạng chậm trễ, nhũng nhiễu, tiêu cực, lãng phí nguồn lực.
Theo VTV.VN
(HBĐT) - Huyện Yên Thủy có gần 70% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), 1.165 hộ nghèo (chiếm 6,33%), trong đó có 1.021 hộ là người DTTS (chiếm 89,7% số hộ nghèo). Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh, huyện đã tập trung nguồn lực, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước để cải thiện đời sống đồng bào DTTS.
Theo Tân Hoa xã, sáng 16/10, hai chuyến tàu được trang bị hệ thống làm lạnh chở trái cây và rau quả đã rời tỉnh Vân Nam ở Tây Nam Trung Quốc lần lượt đến Lào và Việt Nam.
(HBĐT) - Từng được kỳ vọng là loại cây giúp đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) từng bước xóa nghèo nhưng trong 30 năm bám rễ ở vùng đất này, có thời điểm tưởng chừng như cây mận hậu phải chặt bỏ để nhường cho loại cây khác. Song hiện nay, cây mận đang khẳng định được vị thế, từng bước trở thành sản phẩm hàng hóa đặc trưng nơi đây.
(HBĐT) - Sở KH&ĐT ban hành Quyết định số 103/QĐ-SKHĐT, ngày 9/10/2023 về việc chấm dứt hoạt động của dự án Khu công nghệ thực phẩm và dịch vụ Sannam - Hòa Bình của Công ty Cổ phần đầu tư Sannam - Hòa Bình, địa chỉ tại xã Thịnh Minh, thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Tháng 10/1993, Hội đồng lâm thời các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Hòa Bình được thành lập. Đây là dấu mốc quan trọng đối với khu vực kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp ngoài quốc doanh và là tổ chức tiền thân của Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình ngày nay.
Theo bản tin nợ công số 16 của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 vừa được Bộ Tài chính công bố thì tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng giảm dần thời gian qua. Tính đến hết năm 2022, nợ công tương đương 37,4% GDP. So với GDP, nợ nước ngoài tính đến hết năm 2022 khoảng 36,1% GDP.