(HBĐT) - Huyện Yên Thủy có gần 70% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), 1.165 hộ nghèo (chiếm 6,33%), trong đó có 1.021 hộ là người DTTS (chiếm 89,7% số hộ nghèo). Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh, huyện đã tập trung nguồn lực, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước để cải thiện đời sống đồng bào DTTS.


Người dân xã Yên Trị (Yên Thuỷ) huy động ngày công vệ sinh đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp.

Để nghị quyết đi vào cuộc sống, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở chú trọng quán triệt nâng cao nhận thức, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đối với công tác dân tộc. Triển khai kịp thời các chương trình hỗ trợ đến đối tượng thụ hưởng, đúng mục đích, đối tượng.

Giai đoạn 2021 - 2023, trên địa bàn huyện khởi công xây dựng 59 công trình, tổng mức đầu tư trên 600 tỷ đồng; có 31 công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng. Nhiều hạng mục công trình đầu tư xây dựng phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Đến nay, toàn huyện có 100% đường huyện, 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hoá, bê tông hoá đạt chuẩn; 89,16% đường trục thôn, xóm, 70,51% đường ngõ xóm được cứng hoá bằng bê tông xi măng; 67,68% đường trục chính nội đồng được cứng hoá, không lầy lội vào mùa mưa. 67,1% kênh mương được cứng hoá; diện tích được tưới tiêu chủ động đạt 62,5% tổng diện tích cây trồng hàng năm. Toàn huyện có 17 công trình nước sạch đang hoạt động; tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn chung trên toàn huyện đạt 95%. 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia.

Bên cạnh đó, huyện thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn, tín dụng chính sách xã hội, hình thành và phát triển kinh tế tập thể, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và kết nối tiêu thụ sản phẩm; phát triển công nghiệp chế biến; thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn... Mở rộng đầu tư cho vay phục vụ các loại hình kinh tế, cho vay ưu đãi đối với đối tượng chính sách góp phần xoá đói, giảm nghèo, tổng dư nợ đạt 175 tỷ đồng.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2022 - 2023, huyện Yên Thuỷ được phân bổ trên 102 tỷ đồng thực hiện công trình hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, chuyển đổi nghề, hỗ trợ phát triển sản xuất và một số thành phần của chương trình. Trên 70% số người sau học nghề có việc làm, tăng thu nhập. Ước thực hiện đến ngày 31/12/2023 hoàn thành và giải ngân 100% nguồn vốn. Ngoài ra, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội huyện tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện hỗ trợ người nghèo vùng đồng bào DTTS với tổng số tiền gần 2 tỷ đồng và nhiều hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.

Huyện sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất chuyên canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đặc biệt là phát triển vùng dược liệu. Toàn huyện có 32 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 295 vườn mẫu, 16 sản phẩm OCOP, tạo điều kiện thuận lợi cho hình thành các mô hình liên kết sản xuất để nâng cao giá trị.

Đồng chí Phạm Văn Lưu, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Yên Thuỷ cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của các CTMTQG, các dự án, chính sách. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các CTMTQG, các dự án, chính sách nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân về ý thức tự giác, chủ động tham gia thực hiện và giám sát quá trình tổ chức thực hiện. Tích cực đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng để kích động, chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các CTMTQG, các dự án, chính sách khác được đầu tư, hỗ trợ trên địa bàn huyện.


Đinh Thắng


Các tin khác


Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng giảm dần

Theo bản tin nợ công số 16 của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 vừa được Bộ Tài chính công bố thì tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng giảm dần thời gian qua. Tính đến hết năm 2022, nợ công tương đương 37,4% GDP. So với GDP, nợ nước ngoài tính đến hết năm 2022 khoảng 36,1% GDP.

UBND tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Longdan, Vương quốc Anh

(HBĐT) - Ngày 13/10, đoàn công tác của tỉnh Hòa Bình do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tập đoàn Longdan. Tiếp và làm việc với đoàn có ông Huỳnh Xuân Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Longdan. Đây cũng là hoạt động kết thúc chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại của tỉnh Hòa Bình tại Vương quốc Anh.

Tạo động lực tăng trưởng dầu khí

Chín tháng năm 2023, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đạt kết quả sản xuất, kinh doanh rất ấn tượng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Xã Tây Phong: Nông dân nuôi kiến vàng trừ sâu giảm chi phí đầu tư

(HBĐT) - Sâu bệnh là nỗi ám ảnh của người nông dân khi chăm sóc cây trồng. Một số hộ dân ở xã Tây Phong (Cao Phong) đã tìm ra cách nuôi kiến vàng diệt trừ sâu hại, không chỉ giảm tác hại đến môi trường mà còn giảm chi phí đầu tư hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Tiềm năng, vị thế của thị xã Lương Sơn tương lai

(HBĐT) - LTS: Kế thừa, phát huy truyền thống quê hương anh hùng và khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Lương Sơn đã ra sức thi đua lao động, sản xuất, tiến tới đưa Lương Sơn trở thành thị xã vào năm 2025. Phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn về vấn đề này.

Chung tay đưa sản phẩm thủy sản vươn xa

(HBĐT)-Tỉnh Hòa Bình được thiên nhiên ưu đãi, có hệ thống sông, hồ khá lớn. Đặc biệt là hồ Hoà Bình không chỉ có cảnh quan kỳ vĩ, thơ mộng để phát triển du lịch, mà còn là tiềm năng, thế mạnh cho nuôi trồng thủy sản và phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục