Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội (đơn vị trực thuộc Sở) đã tổ chức thành công Phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 3 điểm mỏ cát (đợt 1) tại huyện Ba Vì và quận Bắc Từ Liêm.
Tham gia đấu giá có 41 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được Sở Tài nguyên và Môi trường xét chọn. Đáng chú ý, thời gian đấu giá kéo dài từ 9 giờ ngày 5/11 xuyên đêm đến khoảng 6 giờ ngày 6/11 với tổng số tiền trúng đấu giá thu về cho ngân sách thành phố lên đến gần 1.700 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần giá khởi điểm.
Cụ thể, mỏ Châu Sơn có diện tích 169.300m2, coste khai thác (độ sâu đáy mỏ khi kết thúc khai thác) +1, trữ lượng cấp là 703.536m3. Giá khởi điểm gần 2,9 tỷ đồng, bước giá đấu là 144 triệu đồng. Sau 89 vòng đấu giá, đơn vị trúng đấu giá với kết quả gần 400 tỷ đồng, gấp hơn 137 lần giá khởi điểm.
Mỏ Tây Đằng - Minh Châu có diện tích 815.306m2, coste khai thác +4, trữ lượng cấp 4.899.000m3. Giá khởi điểm hơn 19,2 tỷ đồng, bước giá đấu là 965 triệu đồng. Sau 21 vòng đấu giá đã xác định được đơn vị trúng đấu giá với kết quả lên đến gần 884 tỷ đồng, gấp gần 46 lần giá khởi điểm.
Mỏ Thượng Cát diện tích 157.300m2, coste khai thác +1, trữ lượng cấp 508.603m3. Sau 53 vòng đấu giá, giá trúng đấu lên đến gần 410 tỷ đồng, gấp gần 200 lần giá khởi điểm (hơn 2 tỷ đồng).
Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trong khoảng 10 ngày tới, các tổ chức, cá nhân được xác định trúng đấu giá 3 mỏ cát trên sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Trường hợp không hoàn thành đủ nghĩa vụ tài chính sẽ bị hủy kết quả trúng đấu giá, mất số tiền đặt cọc và 1 năm không được tham gia các phiên đấu giá.
Dự kiến, từ nay đến cuối năm, Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội tiếp tục tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 2 điểm mỏ cát (3 mỏ cát) trên địa bàn huyện Ba Vì. Nếu năm 2023 chưa thực hiện đấu giá hết các khu vực mỏ đã được phê duyệt trên sẽ được chuyển sang đấu giá trong thời gian tiếp theo.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nhấn mạnh, mục đích của việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ cát là làm căn cứ pháp lý cho việc lập thủ tục cấp Giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản và thủ tục về đất đai theo quy định của pháp luật, trên nguyên tắc đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng, bình đẳng giữa các nhà đầu tư; đồng thời nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Đặc biệt, góp phần hạn chế tối đa hoạt động khai thác cát lòng sông trái phép gây lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường và gây mất an ninh trật tự xã hội hiện nay.
Theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, các mỏ khoáng sản cát được lựa chọn đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt; đã có kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng và chất lượng khoáng sản được phê duyệt; việc thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Tính đến tháng 9/2022, trên địa bàn Hà Nội có 201 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng; trong đó, có 77 bãi có thủ tục hoạt động hoặc phù hợp tiêu chí và 124 bãi chưa đủ thủ tục hoạt động hoặc không phù hợp tiêu chí. Như vậy, số lượng các bến bãi chưa đủ thủ tục hoạt động còn rất lớn và ít có cải thiện so với khảo sát năm 2020 (246 bãi chứa, tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng trên các tuyến sông thuộc thành phố, trong đó 209 bãi đang hoạt động, 37 bãi dừng hoạt động).
UBND thành phố giao Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì, phối hợp các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xây dựng phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thuộc nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến hoàn thành quý IV/2023. Thành phố tiếp tục thực hiện quy chế phối hợp với các tỉnh Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc trong quản lý, bảo vệ cát, sỏi lòng sông nhằm phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản.
Theo Baotintuc.vn
(HBĐT) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định những giải pháp cần thực hiện ngay để thích ứng với quy định không gây mất rừng EU, tránh ảnh hưởng tới xuất khẩu các ngành hàng gỗ, cà phê, cao su sang thị trường EU.
(HBĐT) - Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò quan trọng định hướng không gian phát triển của tỉnh; là cơ sở để quản lý, phân bổ nguồn lực đầu tư, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, phấn đấu đến năm 2030, kinh tế của tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu trong vùng trung du và miền núi phía Bắc; đến năm 2050, Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển của cả nước.
(HBĐT) - Cách đây 20 năm, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Hòa Bình được thành lập theo Quyết định số 31/2003/QĐ-UB của UBND tỉnh Hòa Bình trên cơ sở kiện toàn bộ máy tổ chức Sở Địa chính và tiếp nhận bàn giao chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường.
(HBĐT) - Vài năm trở lại đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hộ trồng na trên địa bàn xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) đã có vụ na thứ 2, hay còn gọi là na trái vụ trên diện tích trước đây chỉ thu được 1 vụ. Nhờ vậy người trồng na đã tăng thêm thu nhập, khắc phục tình trạng được mùa mất giá.
(HBĐT) - Nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho nông dân, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh tích cực phối hợp đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dạy nghề cho hội viên nông dân (HVND). Qua đó giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.