Để chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất vụ đông, nông dân các địa phương trong tỉnh tập trung thu hoạch gọn diện tích cây màu vụ mùa, hè thu. Với phương châm thu hoạch tới đâu, làm đất tới đó, một số diện tích sản xuất vụ đông đã được gieo trồng.


Nông dân xã Thống Nhất (Lạc Thủy) khẩn trương gieo trồng, chăm sóc cây vụ đông.

Vụ mùa, hè thu 2023, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện Lương Sơn đạt gần 4.330 ha (đạt 105,5% kế hoạch, bằng 95,6% so với cùng kỳ). Tổng sản lượng lương thực cây có hạt cũng vượt kế hoạch đề ra. Đồng chí Nguyễn Thị Minh, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Vụ mùa, hè thu năm nay, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Ngay sau khi thu hoạch xong lúa mùa, huyện đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, tiến hành làm đất, chủ động chuẩn bị vật tư để gieo trồng cây vụ đông. Thời điểm này, diện tích gieo trồng cây vụ đông toàn huyện đã thực hiện được trên 405 ha, trong đó, cây ngô gieo trồng trên 80 ha, khoai lang trên 45 ha, rau đậu các loại 256 ha... Các xã, thị trấn tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân đẩy nhanh tiến độ sản xuất.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, trên địa bàn toàn tỉnh, diện tích lúa mùa đã thu hoạch xong trong tháng 10. Cùng với cây lương thực có hạt, nông dân tập trung thu hoạch các loại cây trồng vụ mùa, hè thu nhằm kịp thời giải phóng đất cho sản xuất vụ đông. Hiện, các địa phương đã thu hoạch trên 85% diện tích trồng lạc, trên 84% diện tích ngô, rau đậu các loại thu hoạch gần 80%, diện tích mía thu hoạch được trên 15%... Các loại cây ăn quả có múi như cam, bưởi cũng bước vào vụ thu hoạch. Bên cạnh đó, các địa phương tích cực chỉ đạo ngành chuyên môn chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị vật tư nông nghiệp, giống và phân bón đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân.

Đối với sản xuất vụ đông năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng khoảng 9,48 nghìn ha rau, màu các loại, tập trung vào một số cây chủ yếu: ngô khoảng 4.000 ha; khoai lang khoảng 1,17 nghìn ha, rau đậu các loại 3,8 nghìn ha (tập trung tại các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn, TP Hòa Bình)...

Một số chuỗi liên kết sản xuất dự kiến và tiếp tục được triển khai trong vụ đông này gồm: Chuỗi sản xuất ngô sinh khối tại các huyện: Lạc Sơn, Yên Thủy, Tân Lạc, Lạc Thủy; chuỗi sản xuất ớt, chanh leo phục vụ thị trường xuất khẩu tại các huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Kim Bôi; chuỗi sản xuất rau an toàn (rau hữu cơ tại các huyện: Kim Bôi, Lương Sơn và TP Hòa Bình). Đến nay, tổng diện tích cây vụ đồng đã gieo trồng tại các địa phương đạt trên 48% kế hoạch. Trong đó, diện tích ngô đã trồng trên 3.200 ha, đạt 80% so với kế hoạch; diện tích khoai lang đã trồng trên 810 ha; rau trồng trên 250 ha...

Nhận định sản xuất vụ đông có thể gặp diễn biến phức tạp của thời tiết, xuất hiện mưa úng, cuối vụ thiếu nước, khô hạn, rét đậm, rét hại… Sở NN&PTNT khuyến cáo nông dân các địa phương khẩn trương gieo trồng để đảm bảo sản xuất của vụ tiếp theo; mở rộng diện tích và đa dạng cây trồng, tăng thu nhập trên diện tích canh tác; rà soát, xác định cụ thể từng loại đất để bố trí sản xuất vụ đông phù hợp…

Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, trong thời gian tới, các đối tượng sâu bệnh hại sẽ phát sinh trên các loại cây ăn quả có múi, cây rau, ngô, sắn, mía như: rệp muội; bệnh loét, rầy chổng cánh, ruồi đục quả, bọ hung, bệnh thối nõn... Do đó, các địa phương cần chủ động chỉ đạo cán bộ chuyên môn hướng dẫn nông dân tập trung chăm sóc, phòng trừ các loại sâu, bệnh trên cây trồng; đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ đông, tăng diện tích gieo trồng các loại rau đậu thực phẩm. Chủ động công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng để dự báo sớm, hướng dẫn cơ sở và nông dân áp dụng biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng gây hại chính. Duy trì hệ thống bẫy đèn để hỗ trợ công tác dự tính dự báo dịch hại cây trồng. Tăng cường điều tra phát hiện, dự báo tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng (kể cả cây trồng nhập nội). Tiếp tục hỗ trợ cấp mới mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Đẩy mạnh hỗ trợ liên kết vùng sản xuất hướng tới xuất khẩu cho các sản phẩm trồng trọt chủ lực và lợi thế của tỉnh…


Thu Hằng

Các tin khác


Hà Nội: Thu về gần 1.700 tỷ đồng từ phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội (đơn vị trực thuộc Sở) đã tổ chức thành công Phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 3 điểm mỏ cát (đợt 1) tại huyện Ba Vì và quận Bắc Từ Liêm. Tham gia đấu giá có 41 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được Sở Tài nguyên và Môi trường xét chọn. Đáng chú ý, thời gian đấu giá kéo dài từ 9 giờ ngày 5/11 xuyên đêm đến khoảng 6 giờ ngày 6/11 với tổng số tiền trúng đấu giá thu về cho ngân sách thành phố lên đến gần 1.700 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần giá khởi điểm.

Xây dựng thương hiệu khoai sọ xã Sơn Thủy

Bước vào mùa đông cũng là thời điểm khoai sọ xã Sơn Thủy (Mai Châu) vào vụ thu hoạch. Những năm gần đây, sản phẩm khoai sọ được khách hàng trong và ngoài tỉnh tin tưởng lựa chọn bởi chất lượng thơm ngon. Năm 2020, khoai sọ xã Sơn Thủy được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu chứng nhận "Khoai sọ Phúc Sạn".

Các "đại gia" giảm mạnh nguồn cung khiến giá dầu thế giới đảo chiều

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch 6/11 sau khi các nước xuất khẩu dầu hàng đầu Saudi Arabia và Nga tái khẳng định cam kết cắt giảm nguồn cung cho đến cuối năm nay.

Tín dụng tăng thấp, chưa xóa bỏ room tín dụng

Trả lời câu hỏi chất vấn sáng 6/11 của đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân (Bắc Ninh) về tăng trưởng tín dụng vẫn thấp, đồng thời đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết giải pháp đạt mục tiêu tăng trưởng 14% năm 2023, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: Tín dụng tăng thấp là do cầu tín dụng.

Hiệu quả mô hình sản xuất thú nhồi bông của hội viên nông dân xã Bình Hẻm

(HBĐT) - Những năm gần đây, mặt hàng lưu niệm, quà tặng có sức tiêu thụ cao, trong đó có mặt hàng thú nhồi bông. Nhận thấy điều đó, anh Quách Văn Bắc, hội viên nông dân xóm Cuốc, xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) đã mạnh dạn tìm tòi, học hỏi xây dựng mô hình sản xuất thú nhồi bông đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Triển khai khung kế hoạch hành động thích ứng với Quy định không gây mất rừng EU

(HBĐT) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định những giải pháp cần thực hiện ngay để thích ứng với quy định không gây mất rừng EU, tránh ảnh hưởng tới xuất khẩu các ngành hàng gỗ, cà phê, cao su sang thị trường EU.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục