Trong tháng 10/2023, toàn hệ thống của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) đạt sản lượng bán hàng hơn 212.000 tấn, tiêu thụ giảm 21% so với tháng trước và tăng 17% so với cùng kỳ năm 2022.
Dây chuyền sản xuất thép cuộn tại Nhà máy cán thép Thái Nguyên thuộc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO).
Mới đây, VNSTEEL vừa có thông báo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 10/2023 và 10 tháng năm nay. Cụ thể, trong tháng 10/2023, thép xây dựng sản lượng hơn 145 nghìn tấn, giảm 29% so với tháng 9/2023 và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022. Thép dẹt đạt sản lượng hơn 67 nghìn tấn, tăng 5% so với tháng 9/2023 và tăng 37% so với cùng kỳ năm 2022.
Lũy kế 10 tháng năm 2023, tiêu thụ thép thành phẩm toàn hệ thống VNSTEEL đạt hơn 2,28 triệu tấn các loại; trong đó thép xây dựng đạt hơn 1,67 triệu tấn, bằng 74% so cùng kỳ năm 2022, thép dẹt đạt hơn 0,61 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022.
Hiện tình hình thế giới tháng 10 tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức khi tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu thấp, cầu tiêu dùng hàng hóa còn yếu. Đầu tháng 10, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu 2023 chỉ đạt 0,8%, giảm một nửa so với mức dự báo đạt 1,7% đưa ra vào tháng 4/2023.
Ở trong nước, Chính phủ với các biện pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu được triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, nhờ vậy sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 10 tiếp tục có những tín hiệu tích cực.
Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 ước tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu tiêu dùng các vật phẩm văn hóa, giáo dục, đồ dùng gia đình tăng khá cao và dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tiếp tục duy trì xu hướng tích cực.
Tuy nhiên, đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép, sức mua trên thị trường thép vẫn yếu do nhu cầu thấp ở tất các các kênh tiêu thụ; các dự án đầu tư công mặc dù đã khởi động, nhưng đang triển khai ở giai đoạn đầu, còn các dự án đường cao tốc có nhu cầu sử dụng thép là không nhiều,...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao nhiệm vụ cho toàn nền kinh tế phải đạt được mục tiêu GDP 2023 ở mức 6%, đây là kịch bản cao nhất trong số 3 kịch bản tăng trưởng cập nhật, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, trình Chính phủ từ cuối tháng 9/2023.
Theo tính toán, để tiến tới con số mục tiêu 6%, GDP quý IV cần tăng được 10,6% - đây là thách thức rất lớn, trong bối cảnh kinh tế quốc tế phức tạp - xám màu. Từ số liệu thống kê kinh tế tháng 10 và 10 tháng của năm 2023, các chuyên gia nhận định, nền kinh tế 2 tháng còn lại trong năm chắc chắn sẽ sôi động theo chu kỳ, bởi đây là giai đoạn chạy nước rút chuẩn bị mùa cao điểm lễ, Tết và hoàn thiện các đơn hàng quốc tế.
Đối với ngành thép, 2 tháng cuối năm vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh khi các mặt hàng nguyên liệu tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng giá, rủi ro về tỷ giá tạo sức ép lên chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, giá điện tăng,...
Từ những rủi ro, thách thức nêu trên, toàn hệ thống VNSTEEL tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình biến động cung cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường thép thế giới và trong nước để sẵn sàng các phương án giải pháp ứng phó kịp thời nhằm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất kế hoạch được giao; đồng thời chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tranh thủ cơ hội khi thị trường phục hồi.
Theo Báo Nhân Dân
Theo báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), các giải pháp để tiếp tục ổn định thị trường và việc xử lý các vi phạm, trên thị trường TDPN riêng lẻ 10 tháng đầu năm, có 70 doanh nghiệp phát hành với khối lượng 180,4 nghìn tỷ đồng (giảm 45,1% so cùng kỳ năm 2022); khối lượng mua lại trước hạn là 190,7 nghìn tỷ đồng (tăng 30,2% so cùng kỳ năm 2022).
Ngày 13/11, Ban Tổ chức (BTC) Hội chợ xuân Hòa Bình năm 2023 tổ chức họp thống nhất phân công nhiệm vụ các thành viên BTC. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC chủ trì cuộc họp.
Hòa Bình là 1 trong 5 tỉnh có tiềm năng cao nhất cả nước về nuôi trồng thủy sản hồ chứa. Thực tế, nghề nuôi cá lồng đã phát triển hàng chục năm qua, tập trung nhiều nhất trên hồ thủy điện Hòa Bình đã giúp hàng nghìn hộ dân cải thiện sinh kế, thu nhập. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn để phát triển thuỷ sản hồ chứa tương xứng tiềm năng, thế mạnh.
Dân số trên địa bàn huyện Tân Lạc hiện có gần 90 nghìn người với nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, dân tộc Mường chiếm 85%, dân tộc Kinh chiếm 14,5%, còn lại là các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Dao... Những năm qua, huyện luôn quan tâm nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), qua đó làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn và đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Phòng Dân tộc huyện Lạc Thủy đã tham mưu UBND huyện phê duyệt danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên địa bàn các xã: Thống Nhất, Hưng Thi, Phú Thành, thị trấn Ba Hàng Đồi.
Xóm Kho Khí, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) là nơi anh Bùi Văn Dưng sinh ra, lớn lên cho đến lúc trưởng thành. Mặc dù mắc bệnh nhưng anh vẫn cố gắng làm việc, vượt lên hoàn cảnh để từng bước ổn định kinh tế, cùng vợ chăm lo cho mẹ già, con nhỏ. Qua điều tra, rà soát (tháng 10/2023), gia đình anh Dưng đạt được các tiêu chí thoát khỏi hộ cận nghèo. Kết quả này nhờ nỗ lực của gia đình trong phát triển sản xuất, kinh doanh. Thay vì nguồn thu nhập chính từ trồng rau, chăn nuôi như trước đây, anh Dưng tận dụng lợi thế nhà bám trục đường trung tâm xã mở thêm cửa hàng tạp hóa, tiếp tục duy trì đàn lợn nái và thương phẩm.