Những năm qua, huyện Tân Lạc đẩy mạnh thực hiện giao khoán bảo vệ rừng (BVR) cho hộ gia đình. Điều này không chỉ góp phần BVR mà còn giúp người dân, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn có thêm nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên trên 53.000 ha, trong đó, rừng tự nhiên trên 18.300 ha, rừng trồng gần 7.200 ha. Cùng với trồng mới nhằm gia tăng diện tích rừng, huyện thực hiện nhiều giải pháp nhằm quản lý, BVR.


Cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Tân Lạc tuyên truyền công tác giữ rừng cho người dân xã Ngổ Luông.

Ngổ Luông là xã có diện tích rừng lớn nhất trong huyện với gần 2.780 ha. Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông là 1 trong 4 khu  BTTN của tỉnh, được thành lập năm 2004 với tổng diện tích 19.254 ha. Tại đây, các nhà khoa học đã ghi nhận có 979 loài thực vật bậc cao; 429 loài động vật có xương sống (lớp thú 95 loài, lớp chim 243 loài, lớp bò sát 55 loài, lớp ếch nhái 36 loài), gần 60 loài động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam (năm 2007) và Danh lục đỏ IUCN (năm 2014). Nhiều cây gỗ quý, trong đó có quần thể cây gỗ nghiến cổ thụ hàng trăm năm tuổi được bảo vệ an toàn. Đến nay, 11 cây nghiến cổ thụ có đường kính từ 1,6 - 3,6 m, chiều cao vút ngọn từ 25 - 38 m thuộc khu vực xóm Bo Trẳm đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường  Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, tuần tra kiểm soát, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), diện tích rừng của xã luôn được bảo vệ và phát triển tốt. 

Để bảo vệ các cánh rừng và môi trường sống, UBND xã Ngổ Luông đã thành lập các tổ công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành quy định của Nhà nước, không phá rừng làm nương, ký cam kết chấp hành PCCCR trong mùa khô hanh. Hàng năm, xã phối hợp các ngành chức năng, Hạt Kiểm lâm huyện  đẩy mạnh tuyên truyền quy định của pháp luật, ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR). Cùng với đó, xã thành lập Ban chỉ đạo BV&PTR, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách cơ sở thường xuyên bám nắm địa bàn; xây dựng kế hoạch BV&PTR, phương án PCCCR. 

Ông Bùi Văn Thuấn, Trưởng xóm, Tổ trưởng tổ BVR xóm Bo Trẳm, xã Ngổ Luông cho biết: "Người dân trong xóm luôn xác định rừng là nguồn sống của mỗi gia đình, vì vậy BV&PTR là trách nhiệm của tất cả mọi người. Các tổ BVR thường xuyên kết hợp với kiểm lâm địa bàn tuyên truyền cho bà con hiểu việc cần thiết bảo vệ những cây xanh trong rừng, lợi ích to lớn cho môi trường từ rừng, không xâm hại đến rừng”...

Trên địa bàn huyện Tân Lạc hiện có hơn 14.700 ha rừng sản xuất, với 14.479 chủ rừng quản lý (348 chủ rừng là cộng đồng, 9.035 chủ rừng là gia đình, cá nhân). Từ đầu năm đến nay đã gieo ươm 1,5 triệu cây giống các loại. Nhân dân trên địa bàn huyện trồng được 383,5 ha rừng sản xuất. Ngay từ đầu mùa khô năm 2022 - 2023, Ban chỉ huy PCCCR các xã đã xác định, phân vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao, từ đó phối hợp chặt chẽ với kiểm lâm địa bàn thường xuyên đi tuần tra bảo vệ và PCCCR. Đến nay, Hạt Kiểm Lâm huyện đã kiện toàn 159 tổ đội quần chúng BVR với 1.272 lượt người tham gia.

Đồng chí Đỗ Văn Định, Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Tân Lạc cho biết: Để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, Hạt đã tham mưu UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn trong công tác quản lý, bảo vệ và PCCCR; tổ chức tuyên truyền cho người dân nâng cao trách nhiệm quản lý, BVR. Chỉ đạo kiểm lâm địa bàn phối hợp các lực lượng BVR ở cơ sở thường xuyên tuần tra các điểm có nguy cơ cháy rừng; phát hiện, ngăn chặn trường hợp mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, kịp thời xử lý theo quy định. Hướng dẫn chủ rừng làm đường băng cản lửa, phát dọn thực bì. Bố trí lực lượng thường xuyên tổ chức tuần tra rừng. Các lực lượng: kiểm lâm địa bàn, Công an xã, Ban chỉ huy quân sự xã phối hợp chặt chẽ theo quy chế giữa 3 bên; xây dựng kế hoạch, chủ động ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Theo đó, từ đầu năm đến nay, kiểm lâm   địa bàn huyện đã phối hợp tổ chức tuyên truyền 121 buổi với 9.700 lượt người nghe, phát lịch tuyên truyền, công cụ phòng cháy cho nhân dân; phối hợp các ban, ngành của các xã, thị trấn, chủ rừng, tổ quản lý, BVR tuần tra 85 lượt tại các khu rừng tự nhiên có nguy cơ bị xâm hại cao. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát lâm sản trên địa bàn, Hạt Kiểm lâm huyện đã kịp thời xử lý 1 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng rừng và độ che phủ rừng, thời gian tới, Hạt Kiểm lâm huyện Tân Lạc tiếp tục phối hợp chính quyền các xã, đơn vị liên quan theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, triển khai chính sách về BV&PTR, từng bước giúp các chủ rừng và người dân có thu nhập ổn định từ nghề rừng. Phối hợp UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý dứt điểm các vụ phá rừng trên địa bàn, tăng cường bám sát cơ sở, tuần tra kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp. Đồng thời, phối hợp Quỹ BV&PTR tỉnh hướng dẫn các cộng đồng sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đúng mục đích, góp phần nâng cao hiệu quả công tác BV&PTR bền vững.


Quyên Anh
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Tân Lạc)

Các tin khác


Hơn 20 dự án giao thông được gỡ “nút thắt” về vật liệu xây dựng

Theo Bộ Giao thông vận tải, việc Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ và cơ chế thí điểm đặc thù về khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường (nghị quyết), sẽ giúp nhiều dự án giao thông được gỡ 'nút thắt' nhằm đẩy tiến độ.

Mở hướng thoát nghèo cho người dân bản Dao phường Thống Nhất

Năm 2015, khi diện tích, sản lượng cây sả tại địa bàn một số phường, xã của thành phố Hòa Bình vượt mức cầu của thị trường, nhiều hộ đã phải thu hoạch rồi đốt bỏ. Bằng tư duy nhạy bén, cùng tinh thần ham học hỏi, bà Nguyễn Thị Bình, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã tìm ra lời giải "bài toán" đầu ra cho cây sả. HTX Nông nghiệp bản Dao - Thống Nhất được thành lập, mở hướng thoát nghèo cho nhiều người dân nơi đây.

Thiếu vốn, bất động sản tiếp tục bị ''trói''

Nguồn vốn vẫn là một trong những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Theo khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), có hơn 70% doanh nghiệp bất động sản phản ánh các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy tác dụng tới hoạt động của doanh nghiệp. Cả 3 dòng tiền chính của doanh nghiệp bất động sản là từ khách hàng, phát hành trái phiếu và vốn tín dụng ngân hàng đều đang vướng.

Nắm bắt tình hình các cơ sở sản xuất - kinh doanh có sản phẩm xuất khẩu

Nhằm đánh giá, thúc đẩy xuất khẩu các loại nông sản chủ lực của tỉnh thông qua công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngày 1/12, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh tổ chức đoàn công tác làm việc với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản phẩm xuất khẩu năm 2023.

Tập trung hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp

Nâng cao chất lượng hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) được Ban Quản lý các KCN tỉnh xác định là một trong những giải pháp quan trọng, là cơ sở thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Trên địa bàn tỉnh đã có 8 KCN với tổng diện tích quy hoạch trên 1.507 ha; trong đó 2 KCN đã được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật; một số KCN có tỷ lệ lấp đầy khá, như: KCN Lương Sơn đạt 100%; KCN Bờ trái sông Đà 91,53%; KCN Nam Lương Sơn 60,08%...

Người dân xã Cao Sơn phấn khởi vì dong riềng được giá

Những ngày này, người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) hối hả thu hoạch dong riềng. Giá dong riềng được tư thương thu mua với giá 17 nghìn đồng/10 kg, cao gần gấp đôi so với vụ năm ngoái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục