UBND tỉnh vừa có Quyết định số 269/QĐ-UBND, ngày 23/2/2024 về ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.




Xã Ngọc Lương (Yên Thủy) phát triển vùng trồng bưởi Diễn mang lại hiệu quả kinh tế.

Việc triển khai thực hiện kế hoạch nhằm mục tiêu phát triển trồng trọt thành ngành kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh, chuyên nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và các nhu cầu khác của nền kinh tế, gia tăng giá trị xuất khẩu; sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho nông dân góp phần ổn định xã hội, đảm bảo QP-AN.

Trong đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trồng trọt bình quân 3 - 3,5%/năm. Đảm bảo tưới chủ động cho 100% diện tích đất chuyên trồng lúa; trên 60% diện tích vùng sản xuất tập trung các cây trồng cạn chủ lực được tưới, trong đó ít nhất 30% diện tích có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Tỷ lệ diện tích sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hành nông nghiệp tốt (GAP và tương đương) được cấp mã số vùng trồng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc đạt 10 - 15%; tỷ lệ diện tích trồng trọt hữu cơ đạt 2-3%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm trồng trọt chủ lực được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 30 - 35%. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất trồng trọt đạt 220 triệu đồng. Giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm trồng trọt chủ lực tăng ít nhất 5%/năm.

Định hướng của tỉnh là thực hiện Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với phương hướng phát triển của ngành, lĩnh vực tại Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phát triển trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, thị trường tiêu thụ, bảo vệ môi trường, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng bộ với thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM của tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn phát thải các bon thấp, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh trong sản xuất các sản phẩm trồng trọt chủ lực. Phát huy lợi thế của mỗi tiểu vùng để tiếp tục phát triển các vùng chuyên canh tập trung. Xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa nông sản gắn với chuỗi giá trị trong nước và xuất khẩu...

Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ cụ thể: Hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất trồng trọt lợi thế từng vùng, địa phương theo 3 nhóm sản phẩm là: Nhóm sản phẩm nằm trong danh mục các sản phẩm chủ lực quốc gia, có cây lúa, cây ngô, cây ăn quả có múi, cây chè, cây rau, cây sắn; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh có cây mía, cây dược liệu; nhóm sản phẩm đặc sản địa phương và lợi thế vùng miền tiếp tục triển khai, hoàn thiện xây dựng vùng trồng gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Tổ chức nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt, đảm bảo phát triển bền vững.

Để thực hiện nhiệm vụ đề ra, UBND tỉnh đề ra các nhóm giải pháp gồm: 1- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức; xây dựng, hoàn thiện và triển khai các cơ chế chính sách liên quan đến phát triển trồng trọt. 2- Củng cố, đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh trồng trọt; hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng sản xuất. 3- Phát triển sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường. 4- Đẩy mạnh ứng dụng KHCN, phát triển nguồn nhân lực và khuyến nông. 5- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước. 6- Hội nhập và hợp tác quốc tế. 7- Giám sát và đánh giá.



P.V (TH)

Các tin khác


Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển

Chiều 29/2, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh chủ trì gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX) Xuân Giáp Thìn. Các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; đại diện Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam; lãnh đạo các ban, sở, ngành, các huyện, thành phố và 200 DN, HTX, NĐT trên địa bàn tỉnh đã tham dự.

Xuất khẩu 20 tấn sản phẩm măng Kim Bôi sang thị trường Hà Lan

Ngày 29/2, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty cổ phần (CP) Kim Bôi (khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi, huyện Lạc Thuỷ) tổ chức lễ xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường châu Âu (EU).

Doanh nghiệp khẩn trương bắt tay vào sản xuất

Chỉ một tuần sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ người lao động đi làm trở lại gần như đã đạt 100%, không khí làm việc khá khẩn trương.

Bỏ làm thuê về quê nuôi lợn trong hang đá

Học xong THPT, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, mức lương 5 triệu đồng/tháng, phải đi thuê nhà nên cuộc sống của vợ chồng anh luôn thiếu trước hụt sau. Các con ngày càng lớn thì nhu cầu chi phí ngày càng cao. Sau khi bàn bạc, vợ chồng anh quyết định về quê lập nghiệp. Vợ anh mở cửa hàng tạp hóa tại nhà, anh lên núi làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.

Huyện Tân Lạc tập trung sản xuất vụ xuân

Ngay sau Tết Nguyên đán, nông dân huyện Tân Lạc gấp rút ra đồng, chạy đua tiến độ sản xuất vụ xuân, quyết tâm hoàn thành kế hoạch đề ra trong khung thời vụ.

Xuất 40 tấn sản phẩm cháo sen Bát Bảo sang thị trường Nhật Bản

Ngày 28/2, Sở NN&PTNT phối hợp với Chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Trung Việt Nam tại Hoà Bình (Công ty Minh Trung) ở khu công nghiệp Lương Sơn tổ chức lễ xuất khẩu hàng cháo sen Bát Bảo sang thị trường Nhật Bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục