Thời gian qua, trên hồ Hoà Bình xuất hiện mô hình nuôi một số loài thuỷ sản mới với nhiều triển vọng. Đây là hướng đi hứa hẹn đem lại giá trị kinh tế cao khi đa dạng sản phẩm thuỷ sản, đáp ứng nhu cầu thị trường.


Mô hình nuôi ốc nhồi trên hồ Hoà Bình bước đầu có những tín hiệu tích cực.

Trung tuần tháng 5, chúng tôi thăm cơ sở nuôi ốc nhồi tại xóm Tráng, xã Bình Thanh (Cao Phong) của Hợp tác xã (HTX) Thiên Phú Ngư. Với hệ thống lồng nuôi khá quy mô, năm 2023, HTX đã quyết định đầu tư nuôi ốc nhồi. HTX hiện có 20 lồng nuôi ốc nhồi thương phẩm. Bên cạnh đó, HTX có khu vực ấp nở trứng ốc nên chủ động về giống và có thể cung cấp con giống ra thị trường. Theo đại diện HTX, với điều kiện môi trường nuôi thích hợp, ốc nhồi sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện nay, HTX đang bán ốc nhồi thương phẩm ra thị trường với giá 150 nghìn đồng/kg. Ngoài ra, HTX chuẩn bị nuôi thử nghiệm tôm trong lồng. Đây là những hướng phát triển mới triển vọng ở địa phương.

Cá chạch gai (chạch chấu, chạch lấu) là một trong những loài cá đặc sản ở hồ Hoà Bình được đánh bắt nhiều nên số lượng ngoài tự đã giảm đáng kể. Do đó, giá bán của loài cá này cao, trong khi nguồn cung không đủ cầu. Năm 2019, anh Trần Hùng Cường, tổ Vôi, phường Thái Bình (TP Hoà Bình) đã nảy ra ý tưởng nuôi thử nghiệm cá chạch gai trong lồng. Để triển khai nuôi thử nghiệm, anh Cường đã lặn lội vào tỉnh Long An để tìm hiểu cách thức nuôi cá ở đầm, hồ. Với môi trường nuôi thích hợp và sự quyết tâm, đến nay mô hình nuôi thử nghiệm cá chạch gai của gia đình anh Cường đã thành công bước đầu và nhân rộng ở một số hộ nuôi khác. Việc nuôi thành công giống cá đặc sản có giá trị kinh tế cao ở môi trường nuôi lồng mở ra hướng đi mới cho bà con vùng hồ Hòa Bình phát triển kinh tế, giảm nghèo.

Đồng chí Đặng Thị Duyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh cho biết: Trước đây, bà con vùng hồ Hoà Bình chủ yếu nuôi các loài cá truyền thống như trắm cỏ và nuôi trong các lồng bằng tre. Mấy năm trở lại đây, lồng cá được đầu tư bằng khung kim loại nên độ bền cao. Đặc biệt, người dân đã đa dạng đối tượng nuôi, đặc biệt là nuôi một số loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như: cá chình bông, các chạch gai, cá lăng đuôi đỏ, cá ngạnh, cá tầm hay gần đây nhất là mô hình nuôi ốc nhồi. Năm 2024, Chi cục dự kiến đưa vào mô hình nuôi thử nghiệm cá chẽm tại các xã: Sơn Thuỷ (Mai Châu), Tiền Phong (Đà Bắc) và phường Thái Bình (TP Hoà Bình). Đây là loài cá sống ở nước lợ và nước ngọt, có khả năng tiến hoá cao. Việc triển khai mô hình này nhằm kiểm tra các giống mới có phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương không, từ đó đa dạng các sản phẩm để nâng cao giá trị kinh tế của nghề nuôi cá lồng trên hồ Hoà Bình.

Theo thống kê của ngành chức năng, trên hồ Hoà Bình đang phát triển nghề nuôi cá lồng với gần 5 nghìn lồng cá, đem lại thu nhập cho khoảng 2 nghìn hộ dân. Bên cạnh hỗ trợ liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tỉnh chú trọng việc đa dạng hoá các đối tượng nuôi để tạo ra nhiều sản phẩm cá sông Đà có giá trị. Qua đó, thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng bền vững, đem lại thu nhập cao cho người dân vùng hồ Hoà Bình.


Viết Đào

Các tin khác


Xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP thuỷ sản

Đến nay, tỉnh ta có 9 sản phẩm thuỷ sản chế biến được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 và 4 sao. Việc xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị các sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng, phát triển nghề nuôi thuỷ sản bền vững.

Xã Mường Chiềng nỗ lực giảm nghèo

Xã Mường Chiềng (Đà Bắc) có 8 xóm, 946 hộ với 4.070 nhân khẩu. Thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã chú trọng lãnh, chỉ đạo công tác giảm nghèo, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống người dân.

Toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 2 sản phẩm tiềm năng hạng 5 sao; 32 sản phẩm hạng 4 sao; 124 sản phẩm hạng 3 sao.

Người dân đang hình thành thói quen không dùng tiền mặt

Thời gian qua, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh, có mặt hầu hết trong các hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi. Hoạt động chuyển khoản, không dùng tiền mặt (KDTM) không chỉ diễn ra ở các cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ, sản xuất mà ngày càng phổ biến hơn tại nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, điều mà trước đây hiếm thấy.

Nông dân xã Thu Phong góp sức giữ vững các tiêu chí nông thôn mới nâng cao

Với trên 620 hội viên nông dân, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) xã Thu Phong (Cao Phong) đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM với nhiều cách làm hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo. Qua đó góp phần giữ vững các tiêu chí NTM nâng cao tại địa phương, nổi bật nhất là tổ chức các mô hình phát triển kinh tế và duy trì hoạt động bảo vệ môi trường.

Huyện Lương Sơn: Các xã đạt từ 11 tiêu chí nông thôn mới nâng cao trở lên

Theo báo cáo của UBND huyện Lương Sơn, tính đến thời điểm này, các xã trên địa bàn huyện cơ bản đạt từ 11 tiêu chí NTM nâng cao trở lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục