Với sự đồng hành của vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Tân Lạc thoát nghèo bền vững. Cùng với đó, vốn chính sách đã đồng hành cùng nhiều sinh viên trong hành trình tìm kiếm tri thức đến khi thu được những "quả ngọt”.
Ông Bùi Văn Năm, xóm Chùa, xã Tử Nê (Tân Lạc) thanh toán khoản vay vốn học sinh, sinh viên cho NHCSXH sau khi các con đã tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định.
Một ngày đầu tháng 6, ông Bùi Văn Năm, xóm Chùa, xã Tử Nê đến điểm giao dịch xã để tất toán khoản vay nguồn vốn cho vay học sinh, sinh viên của NHCSXH. Niềm vui, sự tự hào hiện rõ trên khuôn mặt của người đàn ông trung tuổi khi 2 người con trai của ông đều đã có công việc ổn định nhờ quyết định đúng đắn của nhiều năm về trước. Khi đó, gia đình ông Năm quyết định vay vốn chính sách để đầu tư cho con đi học đại học. Thành quả sau nhiều năm "trồng người” của gia đình ông là một người con làm nghề giáo viên, một người đang công tác trong ngành Y. Ông Năm chia sẻ: "Gia đình còn nhiều khó khăn nên khi quyết định cho các con đi học đại học, áp lực rất lớn. Đi học xa nhà bao nhiêu thứ phải lo, nhiều khoản phải tiêu nên nếu không có sự hỗ trợ vốn ưu đãi của Nhà nước thì quả thực rất khó để cho các con theo học đại học và có được kết quả như ngày hôm nay. Gia đình tôi rất cảm ơn nguồn vốn chính sách của Đảng, Nhà nước để con em những hộ còn khó khăn được học hành đến nơi, đến chốn”.
Ở thị trấn Mãn Đức, gia đình anh Hà Văn Nhượng, khu Hồng Dương cũng đã hái những "quả ngọt” khi được vay vốn tín dụng chính sách. Với lợi thế đất vườn rộng, gia đình anh Nhượng đã trồng hơn 1 ha bưởi đỏ, bưởi da xanh, đồng thời phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê. Anh Nhượng chia sẻ: "Gia đình có vườn trồng bưởi với diện tích khá rộng nên để đầu tư về phân bón, chăm sóc cần số vốn không nhỏ. Thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, gia đình biết đến chương trình cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH nên đã làm đơn vay vốn. Nhờ được NHCSXH cho vay nên gia đình đã đầu tư phân bón, chăm sóc vườn bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trước”. Được biết, từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng của NHCSXH, hiện nay kinh tế của gia đình anh Nhượng ngày càng ổn định. Từ trồng bưởi và chăn nuôi, mỗi năm đem lại thu nhập cho gia đình anh trên 150 triệu đồng.
Đồng chí Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện triển khai thực hiện 15 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ đạt 575,4 tỷ đồng với trên 15,6 nghìn hộ còn dư nợ. Trong 6 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã giải ngân hơn 105,7 tỷ đồng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Từ nguồn vốn này đã giúp trên 300 lao động được tạo việc làm, 675 công trình nước sạch và 648 công trình vệ sinh quy mô hộ gia đình được xây dựng.
Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc cho biết thêm: Hiện nay, nhu cầu vay vốn chính sách của người dân trên địa bàn huyện còn rất lớn. Những năm qua, để bổ sung nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, ngoài nguồn vốn được ngân hàng cấp trên giao bổ sung hàng năm, NHCSXH huyện đã tích cực tham mưu Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện dành một phần ngân sách từ vốn ngân sách địa phương uỷ thác cho NHCSXH huyện. Đồng thời tích cực huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Viết Đào
Sáng 11/7, UBND tỉnh tổ chức họp Ban chỉ đạo đôn đốc thu, nộp ngân sách nhà nước năm 2024. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Những năm trở lại đây, cùng với các cấp, các ngành trong tỉnh, ngành Nông nghiệp và lực lượng nông dân tỉnh Hòa Bình đã tích cực thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trong sản xuất nông nghiệp bằng những giải pháp thiết thực, hiệu quả. Từ đó từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế số trong nông nghiệp; giúp nông dân sản xuất ra những mặt hàng nông sản chất lượng, tiết kiệm được chi phí đầu tư và công lao động, nhưng được bán với giá thành cao, góp phần nâng cao thu nhập.
Với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng đầu năm đã có những khởi sắc và đạt kết quả tích cực.
Những năm qua, cùng với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Đà Bắc đã huy động tối đa các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo.
Tại ĐBSCL, hiện có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang "đứng ngồi không yên” vì thiếu hụt nguồn lao động.
Lĩnh vực lâm nghiệp đang ngày càng thu hút nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp tác quốc tế và cộng đồng xã hội, góp phần nâng cao năng lực quản lý, thúc đẩy giá trị kinh tế rừng bảo đảm quản trị lâm nghiệp bền vững…