Sáng 15/8, Ban chỉ đạo đôn đốc thu, nộp ngân sách nhà nước tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện thu ngân sách 7 tháng. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.
Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
Theo báo cáo, tính đến ngày 31/7/2024, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh thực hiện khoảng 3.688 tỷ đồng, đạt 64% dự toán HĐND tỉnh. Trong đó, thu xuất nhập khẩu thực hiện khoảng 253 tỷ đồng, đạt 97,3% dự toán HĐND tỉnh; thu nội địa thực hiện khoảng 3.435 tỷ đồng, đạt 62,5% dự toán HĐND tỉnh, bằng 177,2% so với cùng kỳ.
Đối với khoản thu nội địa, thu thuế, phí thực hiện 2.078 tỷ đồng, đạt 59,4% dự toán giao, bằng 114,4% so với cùng kỳ; thu tiền sử dụng đất thực hiện khoảng 1.356 tỷ đồng, đạt 67,8% dự toán HĐND tỉnh, tăng 11 lần so với cùng kỳ.
Thu ngân sách nhà nước 7 tháng qua tăng so với cùng kỳ năm 2023 chủ yếu là từ tiền sử dụng đất tăng do thu nợ của các dự án từ năm 2023 chuyển sang và thu từ các dự án mới phát sinh năm 2024. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tiền nợ thuế khoảng 3.960 tỷ đồng, trong đó riêng tiền sử dụng đất khoảng 2.116 tỷ đồng, chiếm trên 53% tổng số thuế nợ, tăng 72% dự toán HĐND tỉnh.
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là thu tiền sử dụng đất, đặc biệt là đối với khối huyện, thành phố. Hiện thu tiền sử dụng đất khối huyện, thành phố mới đạt 238/700 tỷ đồng, đạt 34% dự toán HĐND tỉnh giao. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều dự án bán đấu giá quyền sử dụng đất không thành công. Nhiều dự án đấu giá tài sản công theo Nghị định số 167 của Chính phủ về xử lý tài sản công vướng mắc trong quá trình triển khai thủ tục.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành phối hợp rà soát toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí. Trong đó, đặc biệt quan tâm rà soát quản lý chặt đối với thuế tài nguyên, khai thác khoáng sản, đảm bảo tính đúng, tính đủ, không để thất thoát.
Đối với thu tiền sử dụng đất, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành, địa phương phối hợp rà soát lại các danh mục thu năm 2024, đôn đốc các khoản thu còn nợ đọng; nhanh chóng tính tiền sử dụng đất đối với các dự án đã giao đất; rà soát lại các dự án nhà ở thương mại để có phương án, kế hoạch thu trong từng năm. Đồng thời, các ngành tập trung giải quyết thủ tục hành chính đối với các dự án đấu giá đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 đã có hiệu lực thi hành, đảm bảo không bị thiếu sót trong quá trình triển khai.
Đinh Hòa
Thực hiện phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, trên địa bàn huyện Yên Thủy đã có nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, vươn lên làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Trong đó, anh Nguyễn Quang Huy, sinh năm 1998 ở xóm Nghìa 2, xã Ngọc Lương là một điển hình.
Với mục tiêu về đích nông thôn mới (NTM) trong năm nay, xã Tân Lập (Lạc Sơn) tập trung huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện 4/19 tiêu chí chưa đạt.
Hiện nay, các xã trên địa bàn huyện Cao Phong tăng tốc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đưa huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025. Kết quả đến cuối tháng 7/2024, bình quân đạt 18,44 tiêu chí/xã; toàn huyện có 8/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, 7 tháng qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tiếp tục vận động, tuyên truyền hội viên tham gia tích cực, đóng góp công sức vào thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tại địa phương.
Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thu hút các dự án đầu tư vào tỉnh.
Ngày 12/8/2024, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đã ký Quyết định số 1533/QĐ-UBND về việc xuất cấp vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý sự cố sạt lở tại hạ lưu cống CĐ34 (Km0+820) đê Ngòi Dong, thành phố Hòa Bình.