Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cao Phong, trong 7 tháng qua, đơn vị đã giải ngân đối với 10 chương trình tín dụng chính sách, doanh số cho vay đạt trên 71,6 tỷ đồng/1.472 lượt khách hàng vay vốn.
Vốn chính sách đã giúp
nhiều người dân trên địa bàn huyện Cao Phong được tạo việc làm.
Trong đó, cho vay giải quyết việc làm là 1 trong 2 chương
trình có doanh số cho vay đạt cao nhất, với gần 21,5 tỷ đồng cho 328 lao động
trên địa bàn được vay vốn.
Đến nay, dư nợ cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn
huyện đạt 114,1 tỷ đồng, cao nhất trong số các chương trình mà Ngân hàng Chính
sách xã hội huyện Cao Phong đang quản lý. Trong 10 năm qua, nhờ nguồn vốn chính
sách, trên địa bàn huyện đã có hơn 1,1 nghìn lao động được tạo việc làm mới,
trên 200 lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động.
Những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn
huyện Cao Phong giảm nhanh, hiện còn lần lượt là 4,81% và 5,7%. Vì vậy, đối
tượng được tiếp cận các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo
giảm đáng kể. Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm có ý nghĩa rất quan trọng với
người dân trên địa bàn huyện để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
V.Đ
Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã và đang tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các khiếm khuyết, tồn tại trên lưới điện nhằm đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn, phục vụ sinh hoạt và sản xuất những tháng cuối năm 2024.
Ngày 21/8, tại huyện Tân Lạc, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 61 tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát, nắm tình hình thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư về Đề án "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân (HND) Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”; Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HND các cấp trong xây dựng tổ chức hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025” và Chương trình hành động số 25-CTr/TU của Tỉnh ủy về "Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HND Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới”.
Tổng công ty Điện lực Miền Bắc (EVNNPC) đang triển khai 8 dự án 110kV tại khu vực tỉnh Hòa Bình, trong đó có 4 dự án xây dựng đường dây mới, 3 trạm biến áp (TBA) mới và 1 dự án xuất tuyến sau TBA 220kV Yên Thủy. Theo kế hoạch, cuối năm 2024 và quý I/2025 sẽ đóng điện 8/8 dự án. Tuy nhiên, các dự án điện trên địa bàn đang chậm so với kế hoạch, khó khăn nhất là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và các thủ tục liên quan.
Thực hiện Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị, thành phố Hoà Bình đã phân bổ 654 triệu đồng hỗ trợ bảo vệ và phát triển 507 ha rừng tự nhiên bền vững.
Ngày 20/8, tiếp tục chương trình giám sát theo Kế hoạch số 233/KH-ĐGS, ngày 28/6/2024, đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn đã tổ chức giám sát việc "triển khai xây dựng, quản lý, khai thác các khu, cụm công nghiệp (CCN) giai đoạn từ năm 2017 - 2023” trên địa bàn TP Hòa Bình. Tham gia đoàn có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành và UBND TP Hòa Bình.
Ngày 20/8, đoàn công tác Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Đề án 61 tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng BCĐ thực hiện Đề án 61 tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát, nắm tình triển khai thực hiện Đề án tại huyện Yên Thủy.