Là huyện vùng cao nhiều khó khăn, các nguồn lực đầu tư có vai trò quan trọng phát triển hạ tầng, thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, huyện Đà Bắc đang tăng cường phối hợp các ngành liên quan, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). 


Người dân xã Trung Thành (Đà Bắc) đầu tư phát triển chè Shan tuyết cho hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống.

Năm 2024, tổng kế hoạch vốn thuộc các CTMTQG trên địa bàn huyện là 294,403 tỷ đồng (vốn đầu tư 160,832 tỷ đồng, đến ngày 5/8/2024 đã giải ngân 22,285 tỷ đồng, đạt 14,04%; vốn sự nghiệp 133,571 tỷ đồng, chưa thực hiện giải ngân). Trong đó, CTMTQG giảm nghèo bền vững kế hoạch vốn giao 82,981 tỷ đồng, đã giải ngân 14,483 tỷ đồng, đạt 17,45%. CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) kế hoạch vốn giao 76,3 tỷ đồng, đã giải ngân 8,099 tỷ đồng, đạt 10,61%. Các CTMTQG sau khi được giao vốn tiến hành thủ tục lựa chọn nhà thầu, dự kiến đến ngày 30/9/2024 giải ngân đạt khoảng 60% kế hoạch vốn, đến ngày 31/12/2024 giải ngân đạt 100%.

Đối với nguồn vốn sự nghiệp các CTMTQG chưa thực hiện giải ngân. Nguyên nhân là tất cả các đơn vị đang thẩm định dự toán và bắt đầu triển khai các dự án sự nghiệp nên chưa có phát sinh giải ngân. Vốn sự nghiệp của chương trình giảm nghèo cho dự án hỗ trợ nhà ở 31,9 tỷ đồng. Hiện các xã mới đăng ký thực hiện khoảng 19 tỷ đồng, số còn lại khả năng cao khó triển khai tiếp vì nhân dân không đủ điều kiện tài chính để làm nhà vào năm 2024. Vốn sự nghiệp chương trình phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN dự án 3 hỗ trợ sản xuất 34 tỷ đồng, các xã đã lập danh mục đăng ký thực hiện dự án cộng đồng, nhưng cũng không thể phân bổ hết 34 tỷ đồng của năm 2024 cho thực hiện mô hình sản xuất cộng đồng, trong khi chuỗi giá trị chưa được phê duyệt do chất lượng hồ sơ dự án chưa đạt. 

Về số vốn đầu tư các CTMTQG kế hoạch vốn năm 2022, năm 2023 chuyển nguồn sang năm 2024 là 102,560 tỷ đồng (vốn đầu tư 56,643 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 45,917 tỷ đồng), đến ngày 5/8/2024 đã giải ngân 23,381 tỷ đồng (vốn đầu tư 22,290 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 1,091 tỷ đồng), đạt 22,80%. Nguyên nhân các nguồn vốn chuyển tiếp chưa giải ngân xong là một số dự án chăn nuôi lợn phải dừng do bệnh dịch; một số dự án xin điều chỉnh đang triển khai lại; một số vốn của các dự án không thực hiện được do mắc cơ chế hoặc hết nhiệm vụ chi, đã tổng hợp gửi tỉnh để xin ý kiến điều chỉnh dự án khác…

Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc Lường Văn Thi cho biết: Bám sát chỉ đạo của tỉnh, huyện tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 402/NQ-HĐND, ngày 28/6/2024 của HĐND tỉnh về thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2024 - 2025 tỉnh   Hòa Bình. Đối với nguốn đầu tư, chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương triển khai các dự án, ưu tiên các dự án trọng điểm, vốn lớn như đường Ênh - Yên Hòa (vốn giảm nghèo bền vững) và 2 khu tái định cư Duốc và Lũng Phiệng (vốn phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN). Các dự án còn lại đã bắt đầu thi công, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành và giải ngân trước tháng 11/2024. Đối với các công trình đặc thù thuộc vốn giảm nghèo bền vững do các xã làm chủ đầu tư, giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất hỗ trợ về hồ sơ, quy trình thủ tục để triển khai đúng tiến độ. 

Về vốn sự nghiệp, rà soát, thống nhất dự toán các đơn vị để giao các phần vốn còn lại (trừ các nội dung không thể chi hoặc hết nhiệm vụ); triển khai hướng dẫn, lên lộ trình cho từng dự án của từng chủ đầu tư, cam kết thực hiện giải ngân đúng tiến độ quy định. Tăng cường tổ công tác để hướng dẫn các đơn vị những nội dung vướng mắc. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đẩy nhanh tiến độ thẩm định dự toán của các đơn vị (nếu có), tổ thẩm định các dự án sản xuất đẩy nhanh tiến độ thẩm định và hướng dẫn các xã thực hiện dự án đúng quy định, đảm bảo tiến độ. 

Huyện lập 2 đoàn kiểm tra do 2 Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn đi kiểm tra các đơn vị và xã, thị trấn, đôn đốc thực hiện. Báo cáo kịp thời với Ban Dân tộc tỉnh, Sở LĐ-TB&XH về đề xuất điều chỉnh vốn và phương án điều chỉnh, kịp thời chuyển nội dung dự án triển khai trong năm 2024. Chỉ đạo quyết liệt, gắn trách nhiệm người phụ trách và các chủ đầu tư các dự án trong thực hiện chương trình. Các cơ quan phối hợp để hoàn thiện đúng nội dung nhiệm vụ thẩm định theo tiến độ yêu cầu, không để vướng mắc dự án ở các cơ quan chuyên môn. Đối với các xã, thị trấn yêu cầu Chủ tịch UBND xã cam kết triển khai dự án theo đúng thời gian quy định, có vướng mắc phải chủ động giải quyết đúng thẩm quyền, không chờ đợi, đùn đẩy cấp trên.


Lê Chung


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Nhân rộng các hợp tác xã để nông dân ly nông không ly hương

Hơn 5 năm nay, chị Bùi Thị Thuyên ở xóm Thượng Bầu, xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn có công việc và thu nhập ổn định tại Hợp tác xã (HTX) Long Viên. Tại đây chị làm công việc may thú nhồi bông, thu nhập đạt khoảng 6 triệu đồng/tháng, nếu làm việc tốt, tăng ca nhiều thì thu nhập tăng thêm. Chị Thuyên cho biết: Trước đây tôi cũng đi làm nhiều chỗ nhưng xa nhà. Chi phí sinh hoạt cao, thêm chi phí đi lại nên thu nhập không được nhiều. Từ ngày HTX Long Viên thành lập xưởng may, tuyển dụng lao động nên tôi quyết định về gần nhà làm.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Phát triển sản xuất các sản phẩm OCOP theo hướng đầu tư công nghệ, liên kết sản xuất không chỉ đem lại giá trị, hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần nâng cao chất lượng, giúp sản phẩm có được nét đặc sắc riêng.

Huyện Yên Thuỷ đẩy mạnh chuyển đổi số

Thời gian qua, huyện Yên Thuỷ đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trên nhiều lĩnh vực, bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện nhanh, bền vững.

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ

Thời gian qua, hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tích cực, tạo điều kiện để các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) có cơ hội tiếp cận thiết bị, máy móc tiên tiến, hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sản xuất.

Gỡ khó hạ tầng trạm sạc xe điện

Phát triển xe điện giúp ngành giao thông vận tải có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan. Tuy nhiên, việc đầu tư trạm sạc cho phương tiện giao thông này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Chương làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam

Chiều 28/8, trong khuổn khổ  chương trình "Gặp gỡ Thái Lan” do Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Thái Lan và UBND tỉnh Lào Cai phối hợp tổ chức, đoàn công tác của tỉnh Hoà Bình do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam (Thaicham) tại Khách sạn Mường Thanh, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Cùng tham gia làm việc có lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh; Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch; Ban quản lý các khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục