Phát triển xe điện giúp ngành giao thông vận tải có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan. Tuy nhiên, việc đầu tư trạm sạc cho phương tiện giao thông này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Trạm sạc xe điện Vinfast. Ảnh: TTXVN
Theo ông Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách Khoa Hà Nội, tỷ lệ xe điện/ trạm sạc tại Việt Nam đang là 9,44:1. Kết quả này nhờ Chính phủ có các chính sách trợ giá và lãi suất để phát triển phương điện vận tải hành khách công cộng xe buýt điện; ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt, phí trước bạ, thuế nhập khẩu linh kiện…
"Tuy nhiên, việc phát triển phương tiện giao thông điện vẫn tồn tại một số rào cản nhất định. Với người tiêu dùng còn một số lo ngại như giá thành xe điện cao hay những lo lắng về pin, trạm sạc”, ông Lê Anh Tuấn nói.
Việt Nam đang là thị trường tiềm năng với phương tiện giao thông điện khi nhu cầu sở hữu xe cao. Trên 40% doanh nghiệp vận tải hành khách công công có nhu cầu, phương án chuyển đổi sang phương tiện giao thông điện.
Ông Thái Hồ Phương, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông công cộng, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho hay, thành phố đang thực hiện lộ trình chuyển đổi xe buýt dùng điện, năng lượng xanh. Mục tiêu đến năm 2030 có khoảng 70 - 90% xe buýt sử dụng điện và năng lượng xanh, tăng lên 100% vào năm 2035.
"Kế hoạch chuyển động dựa trên nguyên tắc lựa chọn, xác định cơ cấu tỷ lệ hợp lý giữa xe buýt dùng điện và năng lượng xanh, đảm bảo phù hợp thực tế về cơ sở hạ tầng và khả năng cung cấp nguồn điện. Trong khi nhiều khó khăn trong phát triển trạm sạc do chi phí đầu tư ban đầu lớn, tỷ lệ sử dụng xe điện chưa cao, thách thức về hạ tầng điện lực và đặc biệt là khung pháp lý và quy định còn hạn chế”, ông Thái Hồ Phương nói.
Hiện Hà Nội có 1.905 xe buýt trợ giá với 281 xe dùng năng lượng sạch. Tuy nhiên, hệ thống trạm sạc xe buýt điện chỉ có 2 vị trí lắp đặt của Công ty Vinbus, phục vụ cho 10 tuyến.
Nhằm đáp ứng nhu cầu về trạm sạc, ông Nguyễn Đắc Hưng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giải pháp sạc xe điện iCharge cho rằng, cần cụ thể hóa chính sách về hành lang pháp lý xây dựng hạ tầng sạc.
"Về trạm sạc, có thể lắp ở các bến xe buýt. Chúng tôi quan tâm chính sách cho các vị trí đấy thì cơ chế giao, thuê, ưu đãi mặt bằng thế nào. Về hạ tầng điện, xe buýt đầu vào chính là năng lượng điện nên cũng cần nguồn điện đủ công suất, liên tục, cũng cần chính sách quy hoạch hạ tầng điện ưu tiên, tính toán phụ tải hạ tầng sử dụng xe điện”, ông Nguyễn Đắc Hưng đặt vấn đề.
Ông Lê Hoàn, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hồ Chí Minh đề xuất, huy động tối đa nguồn lực từ Nhà nước và xã hội hoá để đầu tư hạ tầng chuyển đổi phương tiện giao thông điện. Theo đó, hỗ trợ 50% lãi suất đối với phần vốn vay đầu tư trạm sạc điện; và đầu tư xây dựng lắp đặt, vận hành các trạm sạc điện.
Trong lĩnh vực giao thông công cộng, Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải đề ra mục tiêu đến năm 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Từ năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%. Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh.
Theo tính toán của Công ty cổ phần Giải pháp sạc xe điện iCharge, đề đáp ứng mục tiêu này, dự kiến năm 2024 cần 100 trạm, 2025 tăng lên 500 trạm, 2027 là 1.000 trạm, năm 2030 là 2.000 trạm và mục tiêu đến năm 2030 sẽ phủ khắp toàn quốc.
Theo Baotintuc.vn
Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí số 2 về giao thông nông thôn là một trong những tiêu chí quan trọng, góp phần tạo sức bật trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương. Tuy nhiên, đây cũng được xem là tiêu chí khó thực hiện nhất bởi đòi hỏi nguồn lực lớn. Từ thực tế đó, tỉnh Hòa Bình đã huy động, lồng ghép mọi nguồn lực nhằm phát triển hạ tầng giao thông nông thôn.
Chiều tối 27/8, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Quỳnh Lưu, qua đó thông tuyến toàn bộ Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có những đợt mưa to kéo dài làm tăng nguy cơ sạt lở đất, đá và mất an toàn giao thông (ATGT) tại nhiều khu vực. Đây là thách thức lớn, đòi hỏi các nhà thầu vừa phải triển khai phương án thi công phù hợp để hoàn thành tiến độ đề ra, vừa phải triển khai các phương án đảm bảo ATGT, bảo vệ công trình, kiểm soát thiệt hại do ảnh hưởng thời tiết cực đoan.
Giai đoạn 2020 - 2023, huyện Lạc Thủy đã tạo đột phá trong thực hiện dồn điền, đổi thửa (DĐĐT). Từ đây giúp địa phương khắc phục được tình trạng ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, tiến tới hình thành cánh đồng mẫu lớn; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và các thành phần kinh tế khác đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng công nghệ cao gắn với chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, năng suất và thu nhập cho người sản xuất.
Xác định phát triển công nghiệp là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giải quyết việc làm, tăng thu cho ngân sách, góp phần xóa đói, giảm nghèo, huyện Lạc Thủy đã triển khai tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng đắn về chủ trương hình thành, phát triển các cụm công nghiệp (CCN). Xây dựng các nghị quyết, chương trình hành động, đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương về đẩy mạnh phát triển CCN.
Trong bối cảnh thế giới và khu vực diễn biến phức tạp; tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới có phục hồi nhưng không mạnh mẽ và bền vững; cùng với đó là tình hình khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu, xung đột quân sự Nga - Ukraine… đã ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh, chính trị, kinh tế - xã hội nhiều quốc gia, khu vực, trong đó có Việt Nam. Song hoạt động xuất, nhập khẩu của cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình trong nửa đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc.