Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đến trung tuần tháng 8 đã vượt 473 tỷ USD, tăng gần 17% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu gần 15,5 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến trung tuần tháng 8 đã vượt 473 tỷ USD, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa cũng xuất siêu gần 15,5 tỷ USD đã cho thấy, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục giữ vững vai trò dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế, là động lực chính giúp kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao trong cả năm nay.
Kho hàng chờ xuất khẩu luôn sẵn sàng hàng dự trữ, người lao động và máy móc hoạt động hết công suất. Nếu như mọi năm, tháng 4 đến tháng 8 là mùa thấp điểm sản xuất đồ gỗ thì năm nay, nhà máy hoạt động vẫn không ngừng nghỉ để sẵn sàng cung ứng lượng lớn hàng đồ gỗ nội thất phục vụ mùa lễ hội cuối năm cho các thị trường nước ngoài.
"Trung bình năm 2024 mỗi tháng chúng tôi xuất khẩu khoảng 250 container, cao hơn khoảng 20% so với năm 2023. Tăng trưởng này nó sẽ còn lớn hơn cái mục tiêu đã đặt ra đầu năm", bà Lê Ngọc Mai - Trưởng phòng Kế hoạch, Công ty Cổ phần Woodsland cho hay.
Không chỉ có ngành gỗ đang về đích xuất khẩu 14,2 tỷ USD. Dệt may cũng đang tiến dần tới mục tiêu 44 tỷ USD. Nhiều ngành hàng khác như phần cứng, điện tử, máy móc cũng đều tăng trưởng ấn tượng.
Theo Ngân hàng Thế giới, trong nửa đầu năm, động lực từ xuất khẩu công nghiệp chế biến chế tạo đã góp phần nâng mức tăng trưởng GDP của Việt Nam lên cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chỉ 5% của nửa đầu năm ngoái.
Bà Dorsati Madani - Chuyên gia Kinh tế cấp cao, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: "Việt Nam đang tận dụng tốt cơ hội tăng trưởng xuất khẩu toàn cầu trong nửa đầu năm nay để tăng đơn hàng, nhất là ở các thị trường đối tác thương mại lớn. Sản lượng sản xuất công nghiệp Việt Nam tăng mạnh, đóng góp đến ¼ tăng trưởng GDP".
Kho nguyên vật liệu của nhà máy sản xuất dụng cụ cơ khí xuất khẩu. 500 tấn thép cây, cùng hàng trăm tấn thép cuộn và nhiều loại vật tư khác đã được nhập khẩu về đầy tràn cả nền kho để phục vụ sản xuất, xuất khẩu.
Tính đến 15/8, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt trên 220 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ. Chủ yếu là máy móc, nguyên liệu, vật tư để phục vụ cho các ngành công nghiệp Việt Nam sản xuất, xuất khẩu.
Ông Nguyễn Ngọc Chung - Tổng Giám đốc Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu cho biết: "Chúng tôi đang phải nhập thêm khoảng 20% cái giá trị vật tư đang đã có trong kho để chúng tôi chuẩn bị cho xuất khẩu cho năm 2024 này. Chúng tôi tăng trưởng khoảng 10-15%, đạt được 11-12 triệu USD năm 2024."
Xuất khẩu các tháng đầu năm khả quan là nhờ hiệu quả của các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tận dụng tốt những ưu đãi trong các FTA. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song trong bối cảnh "ấm dần" của thị trường quốc tế, xuất nhập khẩu được dự báo sẽ tiếp tục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm.
Theo VTV.VN
Từ đầu năm đến nay, nhìn vào bức tranh KT-XH của tỉnh có thể nhận thấy kết quả khá nổi bật trong công tác thu ngân sách nhà nước (NSNN), đồng thời cũng cho thấy nhiều thách thức chi phối hiệu quả bền vững của nhiệm vụ quan trọng này.
Với lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai và truyền thống từ nông trường Cao Phong; xác định cây ăn quả có múi là cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân trên địa bàn, những năm qua, huyện Cao Phong đã đẩy mạnh phát triển vùng cây ăn quả có múi thành vùng sản xuất tập trung, giúp gia tăng giá trị sản xuất, mang lại nguồn thu nhập ổn định và làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn.
6 tháng đầu năm 2024, nhờ sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt và quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự vào cuộc của các cấp, các ngành và đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đã giúp tình hình KT-XH của tỉnh Hoà Bình có những chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên các lĩnh vực.
Trong những năm qua, các hợp tác xã (HTX) đã phát huy vai trò tập hợp, vận động nông dân đổi mới cách nghĩ, cách làm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất; thực hiện liên doanh, liên kết, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Năm 2024 được kỳ vọng tiếp tục mở ra cơ hội mới cho tiêu thụ, xuất khẩu nông sản của tỉnh. Từ đầu năm đến nay, một số nông sản đặc trưng của tỉnh tiếp tục xuất ngoại theo các đơn đặt hàng. Ngành nông nghiệp tích cực đôn đốc các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị, hộ sản xuất tập trung chăm sóc các loại cây trồng, đảm bảo số lượng sản phẩm cho các đơn đặt hàng xuất khẩu nông sản từ nay đến cuối năm. Đồng thời, quan tâm mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa.
Trong những năm qua, hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Lạc Thủy có nhiều chuyển biến tích cực. Huyện đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư về giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.