Thời gian qua, giá vàng thế giới liên tục tăng cao, lập đỉnh lịch sử vào ngày 26/9/2024, ở mức 2.700 USD/ ounce. Giá vàng miếng trong nước tăng và chênh lệch ở mức cao so với giá vàng quốc tế. Từ mức chênh lệch khoảng trên dưới 3 triệu đồng/lượng giai đoạn 2014 - 2021; từ cuối năm 2021 tới giữa năm 2024, chênh lệch giá trong nước so với thế giới tăng cao, có lúc lên tới xấp xỉ 18 triệu đồng/ lượng (khoảng 25%). Điều này có nguy cơ tác động đến tâm lý xã hội về ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ.


Đoàn kiểm tra liên ngành của Ban chỉ đạo 389 tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sátviệc chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh từ cuối tháng 5 và dự kiến kéo dài đến hết tháng 10/2024.

Thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, căn cứ các quy định pháp luật hiện hành, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp cùng các bộ, ngành và địa phương, triển khai tổng thể các giải pháp để xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng cao, ổn định thị trường vàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng, tăng cường nắm tình hình, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động kinh doanh vàng tại địa phương. Yêu cầu các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Sau hơn 4 tháng bán vàng trực tiếp cho người dân thông qua các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được cấp phép (từ ngày 3/6/2024), thị trường vàng vốn như "ngựa bất kham” đã dần ổn định. Khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới được thu hẹp đáng kể. Nếu giá vàng miếng SJC ngày 29/5/2024 lập đỉnh với mức bán ra là 90,9 triệu đồng/lượng, chênh khoảng 17,5 triệu đồng/lượng so với giá thế giới thì ngày 13/10/2024, giá mỗi lượng vàng miếng còn 84,5 triệu đồng, chênh lệnh giá thế giới khoảng 4,5 triệu đồng.

Giải pháp của Ngân hàng Nhà nước rõ ràng đã "hạ nhiệt” thị trường vàng. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời và trên thực tế đã nảy sinh một số bất cập. Ví dụ, nhiều người có nhu cầu nhưng khó tiếp cận với vàng miếng SJC bởi các ngân hàng đều bán "nhỏ giọt”. Giai đoạn nửa đầu tháng 8 năm nay, để mua được vàng qua kênh 4 ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) không dễ. Trái ngược với tình trạng này, trên thị trường tự do, hoạt động mua bán vàng miếng và vàng nhẫn diễn ra tấp nập với mức giá chênh từ 1 - 5 triệu đồng/lượng, tùy loại và thời điểm. Ngoài ra, trên các trang mạng xã hội hình thành các hội nhóm trực tuyến mua bán suất mua vàng; đã có hiện tượng người dân đặt lệnh mua nhưng không đến lấy vàng…

Để hạn chế những bất cập nêu trên, một số ngân hàng đã siết chặt điều kiện mua vàng miếng SJC trực tuyến bằng cách chỉ áp dụng đăng ký mua cho khách hàng cá nhân có tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng đó và đang hoạt động. Việc làm này có thể khiến phát sinh những tài khoản "rác” nếu khách hàng sau khi hoàn tất việc đăng ký mua vàng không còn nhu cầu sử dụng nữa...

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hòa Bình, song song với việc nghiên cứu đề xuất sửa đổi các quy định liên quan cho phù hợp thực tế, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp theo chỉ đạo của các cấp thẩm quyền.

Thực tế cho thấy, hiện nay, chúng ta chưa có "sàn” giao dịch vàng tập trung, nên giá vàng thường trong tình trạng không ổn định. Các cửa hàng kinh doanh vàng nhỏ lẻ chiếm số lượng lớn cho thấy sự manh mún và có nhiều mảng bán độc lập, dẫn đến thiếu minh bạch. Thị trường không minh bạch là "mảnh đất màu mỡ” của nạn làm giá, thao túng, đầu cơ… Các giải pháp cụ thể khác như cho phép một số doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vàng để tăng cung; loại bỏ thương hiệu độc quyền SJC, tăng cường hợp tác quốc tế để chống buôn lậu vàng… cũng cần được nghiên cứu áp dụng. Cùng với đó, cơ quan quản lý thị trường cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ đối với các cửa hàng kinh doanh vàng để đưa thị trường vào hoạt động ổn định.

  

Minh Vũ

Các tin khác


Bỏ phiếu đề nghị công nhận thành phố Hòa Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Chiều 17/10, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị xét đề nghị công nhận TP Hòa Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh chủ trì hội nghị.

Ninh Thuận “trải thảm đỏ” mời gọi nhà đầu tư

Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Đồng Nai đã chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ, thống nhất nội dung, chương trình tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại tỉnh Đồng Nai.

Điện lực Cao Phong nâng cao chất lượng cung ứng điện

Thời gian qua, Điện lực Cao Phong đã triển khai nhiều giải pháp để không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng cung ứng điện cho khách hàng. Qua đó góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

UBND tỉnh Hòa Bình làm việc với Liên minh Xúc tiến đầu tư quốc tế

Chiều 15/10, UBND tỉnh Hoà Bình đã có buổi làm việc với Liên minh Xúc tiến đầu tư quốc tế (Invest Global) để trao đổi về các nội dung phát triển nền kinh tế xanh tại tỉnh.

Họp Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh quý III

Sáng 16/10, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (HĐQT NHCSXH) tỉnh tổ chức phiên họp quý III/2024. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì phiên họp.

Hiệu quả từ mô hình nuôi ốc dưới tán bưởi

Đầu tư ít, lợi nhuận cao là đánh giá, nhận định từ các hộ hội viên nông dân (HVND) thực hiện mô hình nuôi ốc bươu (ốc nhồi) trên địa bàn thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc). Những năm gần đây, mô hình nuôi ốc bươu xuất hiện ở vùng Mường Bi, bước đầu cho thấy hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục