25 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam 9 tháng năm nay. Các địa phương đang tập trung vào những giải pháp "bứt tốc", ưu tiên dòng vốn xanh, hướng tới tăng trưởng bền vững.

25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam 9 tháng năm nay, đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Bước vào quý 4 là giai đoạn đầy thách thức, khi cần thu hút thêm khoảng 15 tỷ USD nữa, để đạt được mục tiêu thu hút FDI cả năm là 40 tỷ USD. Hiện các địa phương đang tập trung vào những giải pháp mang tính "bứt tốc", trong đó ưu tiên những dòng vốn xanh, hướng tới tăng trưởng bền vững.

Một trong số nhà máy vừa được đầu tư thêm, đảm bảo xanh hóa cả quy trình sản xuất và công nghệ. Xanh hóa cũng là yêu cầu bắt buộc khi vào khu công nghiệp này.

Ông Nishino Hiroshi - Giám đốc nhà máy Daikin Việt Nam, chi nhánh Hưng Yên cho biết: "Toàn bộ hệ thống điện mặt trời đang đáp ứng khoảng 40% lượng điện tiêu thụ của toàn bộ nhà máy. Chúng tôi đang hợp tác với khu công nghiệp mở rộng sản xuất điện mặt trời, và cũng mong muốn có thêm cơ chế cho phép sử dụng năng lượng xanh".

Mỗi tỉnh, thành phố đều đang chọn hướng đi riêng nhằm khai thác lợi thế so sánh trong thu hút đầu tư nước ngoài. Với Bắc Ninh, địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI trong nhiều tháng liên tiếp, giải pháp thu hút dòng vốn chất lượng cao, xanh hóa được chú trọng. Còn Hải Phòng thì kiến tạo những lợi thế cạnh tranh mới từ cải cách thể chế, chuẩn bị quỹ đất sạch đón doanh nghiệp hàng đầu.

Ông Nguyễn Đức Cao - Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh cho biết: "Chúng tôi sẽ sàng lọc ngay từ bước đầu để chọn lọc nhà đầu tư lớn mang tính dẫn dắt, nhà đầu tư điện, điện tử và bán dẫn, công nghệ cao, dược".

"Thành phố đã trình Chính phủ thành lập một khu kinh tế ven biển phía Nam TP Hải Phòng với diện tích khoảng 20.000 ha, mở rộng không gian phát triển với TP Hải Phòng", ông Bùi Ngọc Hải - Phó trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng cho hay.

Có nhiều yếu tố tác động đến thu hút đầu tư như: Cơ sở hạ tầng; nguồn nhân lực; chất lượng dịch vụ công. Trong đó, chính sách đầu tư và nguồn nhân lực có tác động lớn nhất.

Ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho biết: "Chất lượng của dòng đầu tư nước ngoài đó là việc đầu tư và mang lại giá trị thông qua chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực. Các địa phương cần hình thành các kết nối với doanh nghiệp trong khâu đào tạo nguồn nhân lực, hoặc nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất".

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đã hình thành một hệ sinh thái bán dẫn, trí tuệ nhân tạo có quy mô lớn trong khu vực. Với nỗ lực hoàn thiện thể chế, bồi dưỡng nguồn nhân lực, các địa phương sẽ có thêm cơ hội đón làn sóng đầu tư dồi dào, hiện thực hóa khát vọng vươn lên, đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất công nghệ cao của châu Á.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho những tháng cuối năm

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, để chủ động nguồn cung nông sản, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm người nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tập trung sản xuất, chăm bón rau màu cũng như đẩy mạnh tái đàn gia súc, gia cầm.

Vì sao chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp khó triển khai?

Thực hiện Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN), năm 2024, tỉnh Hòa Bình phân bổ nguồn vốn sự nghiệp hơn 166 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên, đến thời điểm này nguồn vốn mới được giải ngân gần 5%.

Ký kết thỏa thuận hợp tác chương trình tổ liên kết vay vốn, phát triển các dịch vụ của LPBank

Ngày 24/10, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Lộc Phát Việt Nam chi nhánh Hoà Bình (LPBank Hòa Bình) phối hợp Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) tổ chức ký kết thoả thuận hợp tác thực hiện chương trình tổ liên kết vay vốn, phát triển các dịch vụ của LPBank. 

Báo chí, truyền thông truyền cảm hứng, khơi dậy khí thế kinh doanh

Đó là khẳng định của ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Diễn đàn "Báo chí và doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc” lần thứ hai - năm 2024. Diễn đàn diễn ra sáng 24/10 tại Hà Nội, do VCCI, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Ban Tuyên giáo T.Ư và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức.

Đảm bảo nguồn cung nông sản những tháng cuối năm

Chủ động các giải pháp nhằm bảo đảm nguồn cung nông sản tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài tỉnh cũng như xuất khẩu, ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã, đang khuyến khích, hướng dẫn nông dân tăng cường sản xuất, chủ động liên kết tiêu thụ nông sản. Đồng thời, tích cực theo dõi diễn biến thời tiết để kịp thời ứng phó bảo vệ sản xuất.

Tâm điểm sức nóng bất động sản gọi tên CentreVille Lương Sơn

Trước thềm Lương Sơn (Hòa Bình) lên thị xã trong năm 2025,dự án CentreVille Lương Sơn đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và người mua nhà thông thái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục