Xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 46,3 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ. Với tốc độ tăng trưởng hiện nay thì xuất khẩu của ngành nông nghiệp cả năm có thể vượt 60 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2024 đã đạt 46,3 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái; riêng tháng 9 đã đạt 5,85 tỷ USD. Đặc biệt thặng dư thương mại toàn ngành đã đạt 13,9 tỷ USD, chiếm 66,8% tổng thặng dư của cả nền kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, xuất khẩu của ngành nông nghiệp năm 2024 có thể đạt 60 - 61 tỷ USD. Điều này phản ánh sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh các biến động từ thiên tai và thị trường.
Chỉ còn hơn 2 tháng để về đích, còn nhiều việc phải vượt qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho hay, thời gian tới, cần tiếp tục động viên khôi phục sản xuất; đẩy mạnh các mô hình tốt của những tỉnh không bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, từ Bắc Trung bộ trở vào đến đồng bằng sông Cửu Long; cố gắng chống buôn lậu để bảo vệ và thúc đẩy tăng trưởng, sắp tới sẽ đẩy mạnh chống buôn lậu tôm hùm giống.
Thời gian tới cơ quan chức năng sẽ đẩy mạnh chống buôn lậu tôm hùm giống.
"Muốn giữ được sản xuất trong nước thì phải cố gắng chống buôn lậu, siết lại nhập khẩu để thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt hiện chúng ta bắt nhịp vào thị trường Halal để có thể bước chân được vào sâu hơn đến thị trường 2,2 triệu dân đầy tiềm năng này", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.
Cơn bão số 3 đã gây thiệt hại kinh tế khoảng 81.500 tỷ đồng, trong đó riêng nông nghiệp chịu thiệt hại trên 30.800 tỷ đồng (38%). Các lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đặc biệt, 170.000 ha rừng đã bị gãy đổ và đang chuẩn bị trồng lại vào đầu năm sau. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông đã kịp thời triển khai hỗ trợ các địa phương, cấp vật tư, con giống và thức ăn cho các tỉnh chịu thiệt hại nặng như Hải Phòng, Quảng Ninh, đặc biệt tại Vân Đồn đã được Cục Thủy sản trực tiếp giao vật tư, con giống, thức ăn… để hỗ trợ phục hồi sản xuất..
Về trồng trọt, tổng sản lượng đạt 34,01 triệu tấn, tăng 1,5% so với năm ngoái. Dự kiến sẽ vẫn đạt khoảng 40 triệu tấn, đủ đáp ứng nhu cầu nội địa dù mất khoảng 300.000-400.000 tấn do thiên tai.
Về chăn nuôi, sản lượng thịt đạt 6,13 triệu tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ. Về thủy sản, tổng sản lượng đạt 7,02 triệu tấn, trong đó kim ngạch xuất khẩu đến hết tháng 9 đạt 7,23 tỷ USD, riêng tháng 9 đạt hơn 900 triệu USD. Mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm nay có khả năng đạt 10 tỷ USD.
Theo VTV.VN
Ngành chăn nuôi tỉnh Hưng Yên đang từng bước đẩy mạnh chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang tập trung, quy mô lớn đảm bảo an toàn sinh học.
Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, để chủ động nguồn cung nông sản, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm người nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tập trung sản xuất, chăm bón rau màu cũng như đẩy mạnh tái đàn gia súc, gia cầm.
Thực hiện Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN), năm 2024, tỉnh Hòa Bình phân bổ nguồn vốn sự nghiệp hơn 166 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên, đến thời điểm này nguồn vốn mới được giải ngân gần 5%.
Ngày 24/10, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Lộc Phát Việt Nam chi nhánh Hoà Bình (LPBank Hòa Bình) phối hợp Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) tổ chức ký kết thoả thuận hợp tác thực hiện chương trình tổ liên kết vay vốn, phát triển các dịch vụ của LPBank.
Đó là khẳng định của ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Diễn đàn "Báo chí và doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc” lần thứ hai - năm 2024. Diễn đàn diễn ra sáng 24/10 tại Hà Nội, do VCCI, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Ban Tuyên giáo T.Ư và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức.
Chủ động các giải pháp nhằm bảo đảm nguồn cung nông sản tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài tỉnh cũng như xuất khẩu, ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương đã, đang khuyến khích, hướng dẫn nông dân tăng cường sản xuất, chủ động liên kết tiêu thụ nông sản. Đồng thời, tích cực theo dõi diễn biến thời tiết để kịp thời ứng phó bảo vệ sản xuất.