Các doanh nghiệp (DN) và cơ quan quản lý cần có bước chuẩn bị ngay từ bây giờ để tránh những tác động cắt giảm thuế quan của Hiệp định Thương mại tự do (FTA) ASEAN- Trung Quốc và Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN.

Mốc thời gian 1/1/2010 trở nên đáng chú ý với các DN, bởi FTA ASEAN-Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực và Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan mạnh mẽ.

Nhìn nhận sự kiện này, TS. Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công thương) cho rằng, các hiệp định đã tạo thêm cơ hội cho DN ở các nước liên quan. "DN của cả Trung Quốc và ASEAN đều được lợi từ hiệp định này, song với sức mạnh sản xuất của Trung Quốc thì dường như các DN của họ có lợi nhiều hơn", ông Nam nhận định.

Theo ông Nam, trước mắt, các DN trong khu vực ASEAN sẽ có những mặt hàng có lợi thế như nông sản, nguyên liệu..., bởi  thị trường xuất khẩu rộng mở hơn. Còn với các DN của Trung Quốc thì các sản phẩm chế biến sâu có hàm lượng công nghệ cao sẽ có lợi thế cũng bởi có thêm thị trường khi mà Trung Quốc được coi là công xưởng của thế giới.

Đánh giá tác động của các hiệp định tới DN của Việt Nam, ông Nam cho rằng, ngay lập tức thì các DN chưa chịu nhiều ảnh hưởng, bởi Việt Nam sẽ tham gia FTA ASEAN - Trung Quốc từ năm 2015.

TS. Nguyễn Tất Thắng, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin thương mại (Bộ Công thương) cũng cho rằng, tác động ngay trước mắt của việc cắt giảm thuế quan từ hai hiệp định trên với các DN Việt Nam là chưa đáng lo ngại. "Song, các DN cũng như cơ quan quản lý cần có bước chuẩn bị kỹ càng ngay từ bây giờ, bởi 5 năm là khoảng thời gian không dài và việc sản xuất - xuất khẩu của DN sẽ chịu ảnh hưởng rất mạnh từ các hiệp định kể từ năm 2015", ông Thắng cảnh báo.

Phân tích những vấn đề hiện tại của nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, TS Nam cho rằng, còn nhiều vấn đề cần phải được hoàn chỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm. "Chúng ta thường tự hào về thành tích thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng nếu xét kỹ thì đầu tư cho sản xuất với sản phẩm đặc trưng còn rất hiếm. Ngay cả việc xuất khẩu trong nhiều năm qua dù đã có sự thay đổi dần về cơ cấu mặt hàng, nhưng về cơ bản, mặt hàng truyền thống của Việt Nam vẫn là nông sản và là nông sản ít có bản sắc riêng", ông Nam nêu vấn đề.

Chẳng hạn, cho tới thời điểm này, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mới chỉ tập trung vào  nguyên liệu và ít sản phẩm được chế biến sâu, nên khó tạo ra sự áp đặt giá cho thị trường.

Lý do để lo lắng là hoàn toàn có thật, bởi theo ông Thắng, kể từ khi tham gia FTA ASEAN, thị trường Việt Nam tràn ngập hàng từ khu vực, trong khi DN Việt Nam lại chưa tận dụng được lợi thế thị trường. Điều này được thể hiện qua con số nhập siêu đang ngày càng tăng lên từ khu vực ASEAN.

Vấn đề đặt ra cho các cơ  quan quản lý và DN là, ngay từ bây giờ phải có chiến lược cụ thể. "Chúng ta cần có chiến lược cụ thể phát triển sản xuất loại sản phẩm xuất khẩu nào đó trên cơ sở nghiên cứu thị trường, công nghệ sản xuất, đối tượng DN tham gia nhằm có được sản phẩm xuất khẩu cạnh tranh. Nếu cứ quay đi, quay lại với các sản phẩm có công nghệ sản xuất thấp như hiện nay thì khả năng cạnh tranh trong 5 năm tới, khi chúng ta là thành viên của các khối thương mại tự do nói trên, là hết sức thấp", ông Nam cảnh báo.

Chuyên gia này cho rằng, ở mỗi giai đoạn, cần phải chọn cho được sản phẩm cụ thể để nâng cao khả năng cạnh tranh, nếu không xuất khẩu bị cạnh tranh mạnh hơn là rõ ràng. ở chiều ngược lại, do không có các sản phẩm chiến lược, thị trường Việt Nam sẽ có nhiều hơn các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ.

Ông Thắng bày tỏ mối lo ngại khi hàng hoá của Việt Nam khá tương đồng với các nước trong khu vực. Do đó, để tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thì việc tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm xuất khẩu là cần thiết. "Trong đó, phải chú ý tới chế biến sản phẩm xuất khẩu theo hướng sâu hơn với hàm lượng giá trị gia tăng cao hơn, thay vì đang nặng xuất thô như hiện nay", ông Thắng nói.

Theo các chuyên gia thương mại, bài học ngay từ Trung Quốc cho thấy, nước này đã có chiến lược rất quyết liệt với các sản phẩm cụ thể để tạo sức ảnh hưởng đến thị trường toàn thế giới. Nếu Việt Nam ngay từ đầu chưa đủ sức xây dựng toàn bộ kế hoạch, thì cũng lưu ý tới việc chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất của các công ty đa quốc gia ngay tại Việt Nam để có được những sản phẩm cạnh tranh.

Quá trình khảo sát thị trường, trong đó có thị trường Trung Quốc, cũng hết sức quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. "Ngay tại thời điểm này, dù hàng hoá của DN đã được đưa sang Trung Quốc nhiều hơn, nhưng vẫn chưa vào sâu được trong nội địa. Nếu không có chiến lược thị trường ngay từ bây giờ thì 5 năm nữa sẽ hết sức khó khăn cho các DN Việt Nam", ông Thắng kết luận

                                                                           Theo Báo ĐCSVN

 

Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực ngân hàng

Chiều 15/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Hoà Bình tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp với Báo Hoà Bình, Đài PT&TH tỉnh về thực hiện công tác thông tin, truyền thông lĩnh vực ngân hàng. Dự hội nghị có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. 

Tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2023 đạt hơn 83 nghìn tỷ đồng

Năm 2023, công tác điều hành chi ngân sách nhà nước được thực hiện chủ động, chặt chẽ theo dự toán, bảo đảm đúng chính sách, chế độ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 83.087 tỷ đồng.

Giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đối với việc cho thuê đất, sử dụng đất 

Sáng 15/5, HĐND tỉnh tổ chức giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đất đai đối với việc cho thuê đất, việc sử dụng đất (SDĐ) của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Huyện Đà Bắc: Nông dân rơi nước mắt vì dịch tả lợn Châu Phi

Những ngày gần đây, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bùng phát, lây lan mạnh trên địa bàn xã Tú Lý, huyện Đà Bắc. Dịch bệnh đã và đang khiến không ít hộ dân rơi vào cảnh trắng tay…

Giải ngân trên 100 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tăng cường thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tính đến hết tháng 4, huyện Lạc Thủy đã giải ngân được 102.264 triệu đồng. Trong đó, giải ngân nguồn ODA, ngân sách Trung ương 2 công trình 13.025 triệu đồng, đạt 65%; ngân sách tỉnh 7 công trình giải ngân 8.078 triệu đồng, đạt 14%; ngân sách huyện giải ngân 60.287 triệu đồng, đạt 29%; nguồn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu 11.212 triệu đồng, đạt 66%; nguồn thu từ đất 9.662 triệu đồng, đạt 13%; nguồn tiết kiệm chi giải ngân 39.412 triệu đồng, đạt 54,66%.

Mật ngọt Hợp Tiến - món quà từ thiên nhiên

Mật ong rừng Hợp Tiến, xã Hợp Tiến là 1 trong 2 sản phẩm OCOP 4 sao đầu tiên của huyện Kim Bôi, là sản phẩm mật ong đầu tiên của tỉnh Hòa Bình đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Nhờ chú trọng cải tiến quy trình, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến ngày càng khẳng định được chất lượng trên thị trường, được khách hàng gần xa tin tưởng, ưa chuộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục