Nôn nóng xuất khẩu sẽ bị đối tác ép giá. Mua tạm trữ ngay 1 triệu tấn gạo để kìm giữ giá lúa cho nông dânTheo khuyến cáo từ Hiệp hội Lương thực VN, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo không nên hoang mang khi giá gạo thế giới đang xuống thấp vì từ tháng 3-2010, giá sẽ tăng trở lại. Làm thế nào để không bị ép giá xuất khẩu gạo, kìm giữ giá thu mua lúa của nông dân đang là bài toán mà Hiệp hội Lương thực VN đặt ra tại buổi họp báo ở TPHCM sáng 25-2.

Coi chừng bị ép giá


Do tình hình xuất khẩu không thuận lợi, giá gạo xuất khẩu hiện đang giảm khoảng 50 USD so với thời điểm cuối năm ngoái nên một số DN xuất khẩu gạo yêu cầu Hiệp hội Lương thực VN bỏ giá sàn để tạo điều kiện cho họ tìm kiếm hợp đồng mới với các đối tác đang chào mua với giá thấp.

Tuy nhiên, vấn đề này không được hiệp hội chấp thuận. Không có hợp đồng mới, các DN ngưng thu mua lúa gạo trong dân, dẫn đến giá lúa gạo trong nước giảm liên tục trong thời gian qua.


Theo ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Lương thực VN, quan điểm của hiệp hội là không để giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm sâu, gây bất lợi về giá cả cho nông dân. Hiệp hội cảnh báo, nếu DN chấp nhận giảm giá thì khách hàng sẽ tiếp tục ép giá.



Thêm một mùa bội thu nhưng nông dân lại canh cánh nỗi lo mất giá. Ảnh: V.HOÀNG


Vấn đề hiện nay là phải kiên trì, giữ giá ổn định để tạo điều kiện giao dịch, nếu điều chỉnh giá thường xuyên sẽ gây tâm lý chờ giá xuống. Giá gạo của VN đã thấp hơn nhiều so với Thái Lan và cả Pakistan. Trong khi các thị trường nhập khẩu lớn đang có nhu cầu, do nhiều nước có thời tiết không thuận lợi, thiếu hụt lương thực, giá cả trong nước tăng cao nên họ phải tiến hành nhập khẩu gạo trong những tháng tới.

Cụ thể: Ấn Độ với kế hoạch dự trữ 27 triệu tấn gạo nhưng đến thời điểm này mới có khoảng 21 triệu tấn; Iraq đã có thông báo sẽ tổ chức đấu thầu mua tiếp 250.000 tấn gạo, Philippines cũng sẽ nhập thêm 800.000 tấn gạo, Malaysia nhập 200.000 tấn...


Tồn kho nhiều vẫn mua tạm trữ


Hiện lượng gạo tồn kho tại các DN trong nước là 1,150 triệu tấn. Theo tính toán từ hiệp hội, lượng hàng tồn kho từ năm 2009 chuyển sang 2010 là 1,450 triệu tấn, gạo hàng hóa vụ đông xuân tới là 3 triệu tấn. Cân đối 6 tháng đầu năm 2010 là 4,450 triệu tấn, dự kiến xuất khẩu trong quý I là 1,150 triệu tấn, quý II là hơn 2 triệu tấn...

Số lượng hợp đồng cần phải ký thêm giao hàng trong quý II là 650.000 tấn. Giá gạo của Thái Lan loại 5% tấm hiện còn 515 USD/tấn, gạo 25% tấm 485 USD/tấn. Giá tại Pakistan 5% tấm 440 USD/tấn, loại 25% tấm 350 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu của VN giữ mức giá sàn là 440 USD/tấn gạo 5% tấm.


Xuất khẩu gạo giảm 24,71% so với cùng kỳ năm ngoái

Hai tháng đầu năm 2010, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 704.000 tấn gạo (so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng giảm 25,22%), trị giá FOB 333 triệu USD, trị giá CIF 389 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân đạt 473 USD/tấn. Hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký đến cuối tháng 2 là 2,481 triệu tấn (giảm 24,71% so với cùng kỳ năm ngoái), hợp đồng còn lại phải giao là 1,853 triệu tấn. Kế hoạch xuất khẩu gạo trong tháng 3 dự kiến là từ 450.000 tấn- 500.000 tấn.

Hiện giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đang giảm vài trăm đồng/kg, còn khoảng 4.300 đồng- 4.400 đồng/kg. Giá thu mua tại ruộng cũng đang giảm còn 4.000 đồng/kg, thậm chí có nơi thấp hơn. Từ thực tế này, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Hiệp hội Lương thực VN có hướng xử lý gấp.

Từ ngày 25-2, hiệp hội tiến hành phân bổ chỉ tiêu thu mua lúa gạo cho 30 DN, với tổng sản lượng 1 triệu tấn gạo để tạm trữ. Cụ thể, trong tháng 3 mua vào 600.000 tấn, tháng 4 mua 400.000 tấn. Nếu giá lúa xuống thấp thì DN phải mua vào với giá không dưới 4.000 đồng/kg, trường hợp giá tăng thì phải mua theo giá thị trường. Nếu tình hình vẫn chưa được cải thiện, các DN sẽ tiếp tục thu mua tiếp.


Ông Phạm Văn Bảy cũng cho biết các DN tham gia thu mua lúa gạo tạm trữ sẽ được ưu đãi về lãi suất ngân hàng, được hiệp hội ưu tiên phân bổ hợp đồng xuất khẩu trước để giải phóng hàng, có kho trống thu mua lúa gạo tạm trữ. Hiện hệ thống kho chứa lên đến 3,4 triệu tấn, đến tháng 4 năm nay tăng lên 4 triệu tấn.

 

                                                                                    Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục