VN và Thái Lan chiếm hơn 45% tổng lượng gạo xuất khẩu thế giới. Vì thế, liên minh với người Thái để giữ giá bán tốt, qua đó ấn định giá mua lúa trong nước ở mức cao... là một hướng làm có lợi

VN là nước xuất khẩu gạo - một mặt hàng thiết yếu. Chúng ta có thể ngừng bán nhưng khách hàng không thể ngừng ăn, lượng cung gạo trên thị trường thế giới thấp hơn lượng cầu. Vậy tại sao năm nào chúng ta cũng để khách hàng ép giá? Đây là điều rất bất hợp lý, cần sớm chấm dứt.


Tự quyết định giá


Hãy thử so sánh: Tổ chức Các quốc gia xuất khẩu dầu lửa (OPEC) có hơn 10 thành viên nhưng khai thác khoảng 40% sản lượng dầu của thế giới và chi phối cơ bản thị trường này. Trong khi đó, VN và Thái Lan chiếm đến 45,4% tổng lượng gạo xuất khẩu thế giới (số liệu vào năm 2008), vậy chúng ta hoàn toàn có thể bắt tay với người Thái để hình thành liên minh song phương ấn định giá bán gạo xuất khẩu. Theo tôi, đề xuất thành lập Tổ chức Các quốc gia xuất khẩu gạo (Organization of Rice Exporting Countries - OREC) hoạt động theo mô hình của OPEC, do VN và Thái Lan làm nòng cốt, cũng là một giải pháp khả dĩ nhằm củng cố thế mạnh và giá trị của hạt gạo VN trên thị trường quốc tế.


Khi đã ấn định được giá sàn bán gạo xuất khẩu thì việc ấn định giá thu mua lúa của nông dân sẽ rất đơn giản. Theo đó, giá thu mua lúa cho nông dân = giá sàn bán gạo xuất khẩu - [(chi phí + lợi nhuận của thương lái lúa) + (phí tồn kho + phí xuất khẩu + lợi nhuận của cơ quan chuyên trách của chính phủ)].


Khi ấn định giá thu mua lúa cao sẽ khiến cho người ăn gạo trong nước mua gạo giá cao, vậy phải giải quyết điều này thế nào? Theo tôi, nên chia lúa gạo của nông dân làm hai phần, một phần tiêu thụ trong nước và một phần (khoảng 5 - 6 triệu tấn gạo) dùng để xuất khẩu và có chính sách thích hợp cho hai loại này. Phần trong nước thì áp dụng chính sách trợ giá cho người ăn gạo hoặc áp dụng các quy định bình ổn giá cho người ăn gạo; còn phần gạo dành cho xuất khẩu phải được bán theo giá thị trường thế giới, không bị ràng buộc bởi các quy định bình ổn giá lúa gạo trong nước. Hiện nay, do không tách bạch như trên nên khi giá gạo thế giới tăng cao, ví như năm 2008, để giữ giá gạo trong nước không tăng theo giá gạo thế giới, chúng ta đã phải ngừng xuất khẩu, khiến nông dân thiệt hại.


Chính phủ trực tiếp thu mua lúa


Điều này không khó thực hiện vì thương lái sẽ mua lúa từ nông dân để bán tận kho của chính phủ. Hiệp hội Lương thực VN (VFA) hiện đang làm theo cách này. Thay vì giao đặc quyền cho VFA, nên thành lập hội đồng lúa gạo quốc gia như một số nước trong khu vực đã làm. Hội đồng này trực thuộc Chính phủ, có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược lúa gạo, trong đó có xuất khẩu gạo.


Giả sử đến cuối năm 2011, chúng ta xây dựng xong kho chứa 12 triệu tấn lúa, khi nông dân thu hoạch lúa đông xuân 2012, Chính phủ mua hết lúa của nông dân theo mức giá quy từ giá sàn bán gạo xuất khẩu đưa vào kho, nếu có hợp đồng với giá từ giá sàn trở lên thì ký bán; nếu các doanh nghiệp kiếm được hợp đồng xuất khẩu gạo thì Chính phủ tổ chức đấu giá bán gạo cho doanh nghiệp.


Trong trường hợp giá gạo thế giới thấp, Chính phủ có thể mua luôn lúa vụ hè thu của nông dân cho vào kho để giữ giá, tránh phải xuất khẩu gạo với giá thấp.


Thái Lan đã thành công với cách làm tương tự như trên nhờ có hệ thống kho chứa tốt, ấn định giá sàn xuất bán gạo và giá thu mua lúa cao. Nếu VN cũng làm như vậy, chắc chắn mọi sự sẽ thay đổi theo hướng có lợi. Cụ thể: Tự quyết định giá bán gạo, không bị khách hàng ép giá; các doanh nghiệp chẳng thể bán phá giá gạo, ngược lại phải tìm cách ký hợp đồng bán gạo giá cao và tạo thương hiệu uy tín để có khách hàng truyền thống, quan trọng là buộc phải đầu tư kho bãi, nhà máy xay xát lúa cũng như trực tiếp thu mua lúa từ nông dân để tăng lợi nhuận.

 

                                                                                      Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục