Trả lời phỏng vấn Báo chí, ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân VN, cho rằng ngoài sự hỗ trợ của ngân hàng và VFA, người trồng lúa cần thêm tiếng nói bênh vực của Hội Nông dân VN bởi trong công tác điều hành xuất khẩu gạo hiện nay chưa có đại diện của tổ chức này

Phóng viên: Thưa ông, những bất cập trong sản xuất, thu mua lúa và xuất khẩu gạo đã diễn ra nhiều năm nay, vì sao Hội Nông dân VN để nông dân đơn độc, thiệt thòi lâu vậy?


- Ông Nguyễn Duy Lượng: Người trồng lúa luôn chịu thiệt thòi lớn trên nhiều mặt. Những năm qua, Hội Nông dân VN đã chỉ đạo các tỉnh hội, huyện hội, chi hội quan tâm, động viên nông dân duy trì sản xuất lúa để phục vụ mục tiêu an ninh lương thực, xuất khẩu gạo...

Tình hình đã có cải thiện nhưng chưa nhiều, chưa trúng. Chỉ một mình hội thì không đủ sức vì thực tế nhiều hộ nông dân hiện không còn muốn trồng lúa mà chuyển sang trồng cây khác hoặc nuôi trồng thủy hải sản, có lãi nhiều hơn.


. Các công ty xuất khẩu làm giàu trên hạt gạo, trong khi hiếm có nông dân giàu nhờ lúa. Ông nghĩ gì về sự tương phản này?


- Để giải quyết được thực trạng đáng buồn đó, Chính phủ cần thay đổi cách điều hành xuất khẩu gạo hiện hành theo hướng linh hoạt hơn, làm sao để doanh nghiệp vẫn có lợi nhưng người trồng lúa không bị gạt ra ngoài lợi ích và có lợi trực tiếp từ xuất khẩu gạo.

Đặc biệt, cần có cuộc cải tổ, điều chỉnh những bất cập trong điều hành xuất khẩu gạo như giá sàn, phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu, không để lúa ứ đọng khi vào mùa thu hoạch; củng cố hệ thống thông tin về giá bán, giá mua, giá sàn...


Hội có động viên nông dân duy trì trồng lúa nhưng rất khó do lợi nhuận thấp hoặc không có lãi. Cần áp dụng chính sách bắt buộc thu mua lúa cho dân với giá bảo đảm có lãi và vai trò của Nhà nước chính là ở điểm này.


. Trong tổ điều hành xuất khẩu gạo của Chính phủ hiện nay có thành viên của Hội Nông dân VN không?


-  Không có.


. Vậy thì ai bênh vực nông dân?


- Hiện Chính phủ giao cho VFA điều hành xuất khẩu gạo. Do vậy, VFA gần như độc quyền trong thu mua, xuất khẩu gạo. Có doanh nghiệp quan tâm đến nông dân nhưng cũng có những doanh nghiệp, thương lái chỉ chăm chăm cho lợi ích của mình mà bỏ quên nông dân.


Quả thực, trong trường hợp được tham gia tổ điều hành, tôi không kỳ vọng gì nhiều nhưng ít ra hội cũng sẽ có những đóng góp sát thực. Trong điều hành, nếu chỉ quan tâm đến xuất khẩu thì chỉ thấy được một vế của quá trình sản xuất và tiêu thụ hạt lúa.


. Nhiều người cho rằng giá thu mua lúa quá thấp so với giá xuất khẩu?


- Vấn đề này đúng là rất khó vì có khâu đang bị thả lỏng.


. Hạn hán, xâm nhập mặn đang hoành hành ở ĐBSCL, hạt gạo bấp bênh như vậy, hội sẽ làm gì để giúp nông dân vượt khó, làm giàu?


- Vấn đề này quả rất khó khăn vì thực tế nông dân thiếu vốn, bị động và phụ thuộc vào thương lái. Hội cũng chỉ hỗ trợ bằng vốn vay ngân hàng khoảng 40 tỉ đồng/năm.

Hệ thống ngân hàng và VFA cần thể hiện vai trò “bà đỡ” như hỗ trợ nông dân ngay từ đầu mùa vụ để họ có vốn sản xuất, thu mua lại nông phẩm sau thu hoạch... Hiện chưa có cách nào để thu mua lúa cho nông dân bảo đảm có lãi để họ làm giàu được từ cây lúa.


. Nếu là một người trồng lúa, ông nghĩ gì về thực trạng bấp bênh của đời sống nông dân hiện nay?


- Với giá cả thu mua bấp bênh, lợi nhuận thấp và đối mặt nhiều rủi ro như vậy, nhiều nông dân muốn chuyển sang cây trồng khác...

 

                                                                                   Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục