Dốc Thung Khe huyện Mai Châu có nguy cơ sạt lở đất đá vào mùa mưa lũ

Dốc Thung Khe huyện Mai Châu có nguy cơ sạt lở đất đá vào mùa mưa lũ

(HBĐT) - Do tính chất đặc thù về địa hình của tỉnh chia cắt và không ổn định, trong khi đó hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh dù đã được đầu tư những vẫn chưa đồng bộ, hiện đại, thường xuyên xảy ra sạt lở gây ách tắc giao thông vào mùa mưa lũ. Phóng viên Báo Hòa Bình điện tử đã có cuộc trao với ông Ngô Ngọc Đức, Giám đốc Sở GT-VT  về công tác phòng chống lũ bão, bảo đảm giao thông trên địa bàn.

 

PV: Xin ông cho biết những nguy vị trí có nguy cơ ách tắc giao thông trong mùa mưa bão?

 

Ông Ngô Ngọc Đức: Toàn tỉnh hiện có 4.530 km đường giao thông các loại, chủ yếu là đường cấp thấp, đường nông thôn, hệ thống công trình giao thông vượt sông, suối chưa được đầu tư nhiều. Đi qua địa bàn có 5 quốc lộ. Ngoại trừ đường Hồ Chí Minh và QL 6 là phát huy được hiệu quả do mới được đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp. Còn lại nhiều tuyến đường của tỉnh chủ yếu là đường cấp kỹ thuật thấp, tuyến đi bám theo sườn núi, độ dốc lớn, trắc ngang tuyến chủ yếu là nửa đào, nửa đắp, ta luy dương cao, ta luy âm là vực sâu nên gặp mưa lũ mặt đường thường bị cuốn trôi, bong bật, hoặc ngập úng, đất đá ta luy dương sạt lở khối lượng lớn xuống mặt đường ảnh hưởng lớn đến an toàn giao thông và khai thác trên tuyến. Hằng năm, nguy cơ sạt lở gây ách tắc giao thông tập trung ở các tuyến QL 6 (đoạn dốc Cun, Quy Hậu, Thung Khe, Thung Nhuối..); đường Trường Sơn A; các vị trí xung yếu ở trên các tuyến đường tỉnh như Ngầm Cang, cầu Suối Hoa trên đường 433- Đà Bắc; Bình Thanh - Thung Nai; các tuyến QL 12B, QL21, đường 12B đang trong giai đoạn chuẩn bị thi công nâng cấp... Ngoài ra TP Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn chịu ảnh hưởng trực tiếp của xả lũ sông Đà nên cũng có khả năng gây ách tắc giao thông. Chỉ trong 3 năm gần đây (2007-2009), mưa lũ đã gây thiệt hại cho hệ thống giao thông của tỉnh khoảng 150 tỷ đồng, mưa lũ gây sạt lở hàng trăm nghìn m 3 đất đá, phá hoại hàng trăm vị trí cầu cống các loại, nhiều tuyến đường bị phá hỏng hoàn toàn.

 

PV:  Xin ông cho biết việc triển khai kế hoạch PCLB và BĐGT của ngành như thế nào?

 

Ông Ngô Ngọc Đức: Công tác PCLB-BĐGT là nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong suốt thời gian từ đầu tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Từ đầu tháng 5, ngành GTVT đã kiện toàn BCH PCLB và đang tích cực triển khai kế hoạch PCLB và BĐGT. Sở đã phân xây dựng phương án chi tiết, phân công trách nhiệm cho các nhân, đơn vị triển khai công tác PCLB-BĐGT thực hiện theo phương châm: Chủ động trong phương án, sát thực tế, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại, duy trì chế độ thường trực, xử lý nhanh các sự cố ách tắc giao thông, BĐ ATGT thông suốt trong mọi tình huống. Hiện đã hoàn thành công tác rà soát, đánh giá các vị trí xung yếu thương xuyên xảy ra sạt lở, ngập úng triển khai kế hoạch tu sửa, gia cố những đoạn đường nền yếu như QL 21, QL 12 B, đường 12 B; kiểm tra, gia cố các móng, mố cầu, dầm các liên kết cầu thép; tu sửa cọc tiêu biển báo, khơi thông rãnh đường thoát nước tránh xói lở; chuẩn bị các loại đầy đủ các loại vật tư, máy móc dự phòng và nhân lực ứng trực ở các vị trí xung yếu khi cần thiết có thể ứng cứu ngay. Thanh tra Sở, các đơn vị QLĐB đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương tập trung giải toả hành lang ATGT, bảo vệ công trình GTĐB, đặc biệt là hành lang công trình cầu ngầm- nơi có dòng chảy lớn. Các nhà thầu đang triển khai thi công cũng đã có phương án PCLB-BĐGT. Các đơn vị quản lý đường thủy nội địa đang tích cực kiểm tra, rà soát, tu sửa bổ sung đèn tín hiệu điều chỉnh cho phù hợp với tình hình luồng tuyến; bố trí các khu vực cho phương tiện trú ẩn khi có mưa bão lớn; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm bảo vệ hành lang đê, công trình giao thông thủy nội địa; đặc biệt lưu ý các phương tiện khai thác cát sỏi trái phép ở hạ lưu thủy điện.

 

PV:  Khi xảy ra ách tắc giao thông, phương án phân luồng được thực hiện như thế nào?

 

Ông Ngô Ngọc Đức: Phương án tổ chức phân luồng giao thông trên các tuyến giao thông trọng yếu cụ thể như sau: Trên QL 6 trong trường hợp dốc Cun bị ách tắc, tất cả các loại xe tải, xe ca chở khách dtừ Hà Nội đi các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy và đi các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đi theo QL 6 đến km 43+737 ( Bãi Lạng- Lương Sơn) rẽ đi đường Trường Sơn A đến Bãi Chạo ( Kim Bôi) đi đường 12B đến đỉnh cun (km 83+689) đi Sơn La và ngược lại. Trường hợp dốc Quy Hậu, dốc Má bị tắc giaothông, các xe đi từ các tỉnh Tây Bắc đến Mãn Đức (km 101) sẽ đi Nho Quan theo QL 12 B đến đường Hồ Chí Minh đi Xuân Mai- Hà Nội và ngược lại. Trong trường hợp dốc Thung Khe, Thung Nhối bị tắc thì các xe đi từ Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu đi theo hướng Xuân Mai- sơn Tây- cầu Trung Hà ( Phú Thọ)- QL 32- Lai Châu- Sơn La và ngược lại; các xe tải nhỏ dưới 15 tấn, xe con, xe chở khách có thể đi theo tuyến Hòa Bình (đường tỉnh 434)- Thanh Sơn (đường tỉnh 317)- QL32- Sơn La và ngược lại. Nếu xảy ra tác giao thông km 472+700 trên đường Hồ Chí Minh (đoạn xã Hưng Thi- Lạc Thủy), các loại phương tiện từ Thanh Hóa đi đường Hồ Chí Minh đến Yên Thủy đi QL 12 B- Nho Quan- Ninh Bình- QL1 và ngược lại; các loại phương tiện từ Hà Nội đến Xuân Mai- đường Hồ Chí Minh- Phú Thành đi QL21- Chi Nê- đường tỉnh 438- Nho Quan- QL 12 B- Yên Thủy- đường Hồ Chí Minh- Thanh Hóa và ngược lại.

 

PV: Xin cảm ơn ông!

                                                                       Lê Chung

                                                                       (thực hiện)

 

Các tin khác


Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục