Bà con nông dân xã  Yên Bồng, huyện Lạc Thuỷ phun thuốc phòng trừ rầy.

Bà con nông dân xã Yên Bồng, huyện Lạc Thuỷ phun thuốc phòng trừ rầy.

(HBĐT) - Tính đến ngày 13/8, toàn tỉnh đã có trên 21 ha lúa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen, tập trung ở các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn,Yên Thủy, Lạc Thủy và trên 2.700 ha bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân.  Để hiểu rõ hơn công tác phòng trừ dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, phóng viên Báo Hòa Bình điện tử đã phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật.

 

PV: Xin ông cho biết tình hình dịch bệnh trên lúa trên địa bàn tỉnh ta như thế nào?

 

Ông Nguyễn Hồng Yến: Hiện nay, lúa trà sớm phân hóa đòng. Trà chính vụ cuối đẻ nhánh, đứng cái, trà muộn hồi xanh, đẻ nhánh rộ. Bệnh lùn sọc đen xuất hiện gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, phân hóa đòng, tỷ lệ phổ biến 1-5% số khóm. Tập đoàn rầy (rầy lưng trắng, rầy nâu, rầy nâu nhỏ) mật độ phổ biến 100-200 con/m2, cao 300-500 con/m2 (huyện Lạc Thủy, Lương Sơn và Lạc Sơn), rầy cám lứa 5 bắt đầy rộ và đang tăng mạnh, gây hại trên các trà lúa. Sâu cuốn lá nhỏ mật độ phổ biến 5-7 con/m2, cao 15-30 con/m2 tại Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kỳ Sơn và Kim Bôi, cục bộ 50-100 con/m2 tại Lạc Thủy, Lạc Sơn, cá biệt trên 300con/m2. Sâu đục thân bướm 2 chấm trưởng thành vũ hóa, đẻ trứng, sâu non hại rải rác trên các trà lúa, tỷ lệ  hại phổ biến 0,5-1% số dảnh, cao 5-7 % số dảnh. Bệnh khô vằn bắt đầu xuất hiện gây hại với tỉ lệ 1-5% số dảnh (Lạc Sơn) bệnh cấp 1. Dòi đục nõn, bọ trĩ hại rải rác trên lúa giai đoạn đẻ nhánh tỷ lệ phổ biến 3-7% ở Tân Lạc, Đà Bắc và Mai Châu….

 

PV: Ông có thể cho biết diễn biến dịch bệnh lùn sọc đen trên lúa cho đến thời điểm hiện nay như thế nào?

 

Ông Nguyễn Hồng Yến: Hiện tại, trên lúa bệnh lùn sọc đen là bệnh nguy hiểm nhất vì không có thuốc trừ bệnh. Vụ mùa này, bệnh được phát hiện đầu tiên tại xã Vũ Lâm ,huyện Lạc Sơn từ ngày 28/7. Đến nay đã có trên 21ha của 13 xã của 7 huyện, thành phố nhiễm bệnh. Mặc dù tỉ lệ bệnh còn thấp (dưới 5% số khóm) nhưng khác với vụ xuân những khóm lúa bị bệnh trong vụ mùa này thể hiện rõ ngay các biểu hiện đặc trưng và lùn, lụi đi. Đây là biểu hiện độc tính của virus gây bệnh trong vụ mùa sẽ mạnh hơn vụ xuân đúng như các nhà khoa học đã nhiều lần cảnh báo. Hiện nay, rầy cám lứa 5 đang nở rộ mật độ ngày càng tăng cao, cá biệt có hàng vạn con gây cháy ổ trên trà sớm. Đây là lứa rầy đóng vai trò quyết định tới việc truyền nhiễm virus lùn sọc đen trong vụ mùa này trên tất cả các trà lúa.

 

PV: Vịêc phòng trừ dịch bệnh trên lúa hiện nay cần chú trọng là gì?

 

Ông Nguyễn Hồng Yến: Kinh nghiệm phòng trừ lùn sọc đen cho thấy khi đã gieo cấy xong thì việc điều tra phát hiện sớm để nhổ bỏ các cây bị bệnh và phụn thuốc xử lý rầy sẽ là những giải pháp khả thi nhất, có hiệu quả nhất để khống chế sự gia tăng tỷ lệ, diện phân bố của bệnh. Khi đã nhiễm bệnh như ở thời điểm này cần nhổ vùi bùn những cây bị bệnh, phun trừ rầy bao vây khu vực nhiễm bệnh và những nơi có mật độ rầy cao trên 2.000 con/m2. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ bẫy đèn, dự báo chính xác các lứa rầy di trú để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Bám sát đồng ruộng, kiểm tra thường xuyên diện tích lúa để phát hiện sớm bệnh lùn sọc đen và chỉ đạo xử lý kịp thời chú ý các khu vực đã xuất hiện bệnh trong vụ xuân và những nơi thời gian qua có mật độ rầy cao.

 

Ngoài bệnh lùn sọc đen và tập đòan rầy, cần đặc biệt chú trọng phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ. Những nơi có mật độ cao trên 20 con/m2 cần tiền hành xử lý bằng thuốc hóa học, phun sớm trong giai đoạn sâu non (tuổi 1-3) sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như Padan 95SP, Regent 5SC, Aramectin 300 EC, Goldmectin 36EC, Mectinstar 20EC, Emalusa 50,5 WSG… phun theo nồng độ, liều lượng hướng dẫn trên bao bì. Nếu phun xong gặp mưa (trong vòng 12h) thì phải phun lại. Tăng cường chăm sóc, bón phân cho lúa đã cấy, đặc biệt những nơi thời gian qua bị hạn.

 

Phóng viên: Khó khăn nhất trong công tác phòng dịch hiện nay là gì?

 

Ông Nguyễn Hồng Yến: Đến thời điểm này chưa có nguồn kinh phí mua thuốc để hỗ trợ bà con phun thuốc phòng trừ rầy. Do vậy nhiều hộ nông dân dù phát hiện ruộng nhà mình bị nhiễm rầy và dịch bệnh lùn sọc đen vẫn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Đến lúc được hỗ trợ thì bệnh đã lây lan ra diện rộng và chắc chắn diện tích thiệt hại nặng hay mất trắng sẽ tăng cao. Do vậy, khi phát hiện có bệnh thì bà con cần nhổ và hủy cây lúa đã nhiễm bệnh và khẩn trương phun thuốc phòng trừ rầy trên những ruộng nhiễm bệnh và những ruộng xung quanh.

 

PV: Xin cảm ơn ông!

 

                                                                                             Việt Lâm

                                                                                             (Thực hiện)

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục