Gia đình ông Vũ Đức Nhân thu hoạch cam dự tính năng suất đạt 50 tấn.

Gia đình ông Vũ Đức Nhân thu hoạch cam dự tính năng suất đạt 50 tấn.

(HBĐT)- Cam Cao Phong năm nay được giá. Vùng đất Cao Phong sôi động bước vào vụ cam. Thương lái Cao Phong tấp nập đặt hàng. Người trồng cam hồ hởi. Nhiều gia đình có tiền trăm triệu, tiền tỷ. Chất lượng, uy tín, thương hiệu Cam Cao Phong được nâng lên và khẳng định vị trí hơn trên thị trường.

 

Ông Vũ Đức Nhân ở đội Tây Phong đang cùng vợ miệt mài chăm sóc, thu hoạch cam, nét mặt tươi rói. Thời tiết năm nay khá thuận, ít mưa hơn mọi năm. Vườn cam của ông rộng 0,7 ha, tương đương 350 cây, hàng cách hàng thẳng tắp, quả quả vàng óng trong nắng mai, nhiều cây phải chống đỡ vì quả sai trĩu sà xuống tận mặt đất. Ông Nhân phấn khởi: Thương lái đến tận nơi đặt hàng, giá 11.000 đồng/kg. Dự tính năm nay sẽ thu khoảng trên 50 tấn cam Canh, như vậy trừ chi phí sẽ có vài trăm triệu đồng từ vụ này. Cam Cao Phong đã không còn lép vế một số loại cam khác. Không sử dụng hóa chất bảo quản, quả mọng nước, ngọt dịu đậm đà, mẫu mã đẹp hơn. Ông tâm sự: Cam kén người trồng, đầu tư lớn, chăm như con thơ, giá cả tăng, người trồng cam cũng nhẹ lòng. Vườn kế bên, ông Hà Văn Tâm đang làm hợp đồng đặt cọc mua cam với tư thương và bố trí nhân lực thu hoạch cam. Ông Tâm có 5.000 m2, tương đương 250 gốc, dự tính thu khoảng 20 tấn. Ông cho hay: Nông dân Cao Phong chính thức bước vào vụ thu cam. Vụ này có sinh khí của thời hoàng kim cây cam Cao Phong sôi động của mấy năm về trước, nhưng phấn khởi hơn vì cam năm nay được giá, cao từ 1,5- 2 lần so với vụ trước. Niềm vui thu hoạch sẽ trải dài từ bây giờ đến giáp Tết Nguyên đán.

 

Chị Đào Bích Liên, Đội phó Đội Tây Phong cho biết: Đội Tây Phong là một trong những đội sản xuất chủ lực của Công ty Rau quả Cao Phong có 120 hộ dân nhận khoán nông trường với 75 ha, trong đó có 65 ha cam kinh doanh, sản lượng khoảng 1.500 tấn, doanh thu ước đạt 15-17 tỷ đồng. Vụ cam năm nay đã bù đắp được công sức đầu tư, chăm bẵm cho bà con nông dân. Công ty Rau quả Cao Phong đang khuyến cáo người dân nên hoạch sớm, thực hiện chặt chẽ các quy trình thu hoạch nhằm bảo bảo chất lượng trong quá trình vận chuyển đến khách hàng, tiếp tục giữ uy tín trên thị trường.

 

Ông Nguyễn Khắc Ân, Trưởng phòng Kế hoạch- thị trường- Công ty rau Quả Cao Phong cho biết: Công ty Rau quả Cao Phong có gần 460 ha cây lâu năm chủ yếu là các giống cây có múi bao gồm cam Xã Đoài, cam Canh, cam Valensia, quýt Ôn Châu, quýt Hòa Bình. Vụ năm 2009, người trồng cam Cao Phong được mùa, sản lượng đạt khoảng 7.500 tấn, thế nhưng giá bán đầu vụ giá 4.000 đồng/kg và tăng cao về cuối vụ, tính ra trung bình cả vụ chỉ đạt 6.000 đồng/kg, tổng doanh thu từ đạt 69 tỷ đồng. “Trồng cam được quả năm bỏ cây”. Năm nay sản lượng không cao nhưng bù lại, diện tích cam xây dựng cơ bản đưa vào khai đã tăng. Mặt khác, chất lượng, uy tín cam Cao Phong ngày càng cải thiện, được khách hàng ưa dùng, giá cam cũng được nâng lên nhiều nên người trồng cam rất phấn khởi. Hiện, giá thu mua tại vườn đối với cam Xã Đoài từ 11-12.000 đồng/kg, Quýt Hòa Bình 11-13.000 đồng/kg, cam Canh từ 32-35.000 kg. Người trồng cam thắng lớn. Mức đầu tư trung bình từ 80-120 triệu đồng/ha, năm thứ 5 đưa vào khai thác sản lượng trung bình đạt 30 tấn/ha, tính ra, thu nhập cũng trên 300 triệu đồng/ha. Năm nay, dự tính, sản lượng cam sẽ đạt khoảng 80 tỷ đồng, chi phí đầu tư 25-30% doanh thu, như vậy, hàng năm, người trồng cam bỏ túi hàng chục tỷ đồng. Vài năm trước, người trồng cam thường nói vui: Cao Phong đã có câu lạc bộ 300 triệu đồng. Chuyện đó đã xưa rồi! Với giá bán hiện nay, chắc chắn xuất hiện hàng chục gia đình thu hoạch cả trăm tấn, đem về hàng tiền tỷ như ông: Tạ Đình Đào, Nguyễn Thế Bình, Đinh Công Bình, Phạm Văn Bình, Nguyễn Văn Sơn... Cam Cao Phong vào vụ thu hoạch mới. Thị trấn ngập tràn sắc cam. Nông dân Cao Phong vui mừng vì cam được giá và đã tự tin với thương hiệu Cam sạch được thị trường chấp nhận.                     

                                                                                     

                                                                           Lê Chung

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí

Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục