Chiều 30.11, Bộ Công Thương đã họp báo việc triển khai bình ổn giá. Theo đánh giá chung thì một số mặt hàng vẫn đang giữ giá, nhưng trong tháng 12.2010 chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng từ 1,3 - 1,5%...

Đường, lương thực sẽ giữ giá

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, từ nay đến cuối năm 2010 và Tết Tân Mão, nguồn cung hàng hóa chắc chắn được đảm bảo đầy đủ. Các doanh nghiệp phân phối đã có sự chuẩn bị dự trữ hàng hóa cho đợt cao điểm mua sắm cuối năm ngay từ đầu tháng 10.2010. Cũng theo bà Thoa, bộ đã yêu cầu các sở công thương, các TCty, tập đoàn rà soát lại cân đối cung cầu những mặt hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, xăng dầu, phân bón, thép xây dựng và các hàng hóa phục vụ tết, không để xảy ra tình trạng khan hàng, “sốt” giá từ nay đến hết năm 2010 và quý I/2011.

Trong tháng 12.2010 chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng từ 1,3 - 1,5%.    Ảnh: Giang Huy
Trong tháng 12.2010 chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng từ 1,3 - 1,5%. Ảnh: Giang Huy

Còn theo Cục phó Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối - bà Trần Thị Miên - hiện nay một số mặt hàng chính như gạo, thịt, rau, đường không hề thiếu. Theo báo cáo, tổng lượng gạo đang còn trong kho lên tới 1 triệu tấn. Trong đó, các doanh nghiệp sẽ giao theo hợp đồng đã ký là 500.000 tấn, vẫn còn dư lại 500.000 tấn, đủ cung ứng cho thị trường. Đầu năm 2011, tiếp tục thu mua thêm 1,3 triệu tấn từ vụ hè thu. Như vậy, với lượng gạo đang có, kết hợp với lượng gạo thu hoạch, cam kết không tăng giá đột biến. Về mặt hàng đường, mặc dù đang vào mùa vụ sản xuất bánh kẹo, nhưng tháng tết, giá đường vẫn sẽ ổn định vì hiện nay lượng đường dự trữ rất lớn và một số DN đang cân nhắc việc nhập thêm, do vậy sẽ đáp ứng đủ cho thị trường không lo tăng giá đột biến.

Theo báo cáo hiện nay, hệ thống bán lẻ được mở rộng thông qua việc đầu tư xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại, nhiều chợ đầu mối, chợ nông thôn được củng cố hạ tầng. Một số địa phương như TPHCM đã có chương trình bình ổn thị trường năm 2010 và Tết Tân Mão - năm 2011, vốn hỗ trợ bình ổn 380,6 tỉ đồng; Hà Nội đã có phương án bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn với tổng vốn trên 500 tỉ đồng. Ngoài ra, bộ cũng đã ra kim ngạch nhập một lượng thịt từ nước ngoài, chiếm 5 - 6% trong tổng nhu cầu hàng năm. Tháng tết và tháng giáp tết, các Cty lớn đảm bảo cung ứng hàng đầy đủ. Bộ Công Thương cũng chỉ giữ nhiệm vụ đảm bảo cung - cầu nguồn hàng, trách nhiệm trong kiểm tra thị trường, chống găm hàng, đầu cơ. Còn người tiêu dùng nên cẩn trọng việc nhiều mặt hàng đang lấy cớ, dựa vào giá vàng, giá USD để thay đổi, gây sự bất ổn trong tâm lý.

Liệu pháp bình ổn có an toàn

Mục tiêu của chính sách bình ổn giá là để kiềm chế lạm phát, trong bối cảnh lạm phát đang tái diễn và có nguy cơ tăng cao từ nay đến cuối năm. Thực tế, trên thị trường giá vẫn diễn biến phức tạp theo chiều hướng gia tăng. Việc đạt được CPI dưới 2 con số là rất khó khăn vì trong tháng 12.2010, do nhu cầu tiêu dùng cao, nên dự báo chỉ số giá tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng từ 1,3 đến 1,5%. Trước đó, tổng lượng mức bán lẻ hàng hóa trong 11 tháng đầu năm đạt 141.000 tỉ đồng - tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng 14%. Đề cập tới việc tăng giá mạnh trong thời gian gần đây, Bộ Công Thương cũng khẳng định: “Việc tăng giá không phải do khan hiếm hàng hóa”. Bởi năm 2010, tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu vượt tỉ lệ nhập khẩu, nguyên nhân vẫn là do giá thế giới thay đổi, khiến cho nguồn nguyên liệu nhập về tăng cao. Mặt khác, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng thừa nhận việc tăng giá đang xảy ra mạnh ở những mặt hàng chịu ảnh hưởng của đồng ngoại tệ, giá điện, giá gas hoặc thiên tai. Do vậy, cần tăng cường kiểm soát thị trường, đảm bảo cung ứng tốt những mặt hàng trọng yếu như xăng dầu, phân bón, sắt thép, giấy in, ximăng, gạo, dược phẩm..., đồng thời xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gian lận thương mại.

                                                                                    Theo Báo Laodong

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục