Nông dân xã Phú Thành (huyện Lạc Thuỷ) chăm sóc cam giống mới trồng năm thứ hai.

Nông dân xã Phú Thành (huyện Lạc Thuỷ) chăm sóc cam giống mới trồng năm thứ hai.

(HBĐT)- Trong các loại cây trồng ở huyện Lạc Thủy, cây ăn quả được xác định là một trong những lợi thế. Tuy nhiên, các loại cây ăn quả của huyện chủ yếu được trồng trong các vườn tạp, ít được cải tạo theo hướng thâm canh. Cho đến nay, cây ăn quả ở Lạc Thuỷ vẫn có sản lượng thấp, chất lượng chưa cao. Các loại cây ăn quả tương đối điển hình, mang lại lợi nhuận cao ở Lạc Thuỷ gồm: nhãn, vải, cam, quýt... với diện tích khoảng 200 ha.

 

Nhằm từng bước nâng cao giá trị hàng hóa và chất lượng của các loại cây trái, từ năm 2007, huyện đã triển khai thực hiện dự án trồng cam chất lượng cao. Dự án được triển khai thí điểm ở các xã Liên Hòa, Phú Thành, Phú Lão, Cố Nghĩa với diện tích khoảng 40 ha. Trên 30 hộ tham gia dự án đã tập trung đầu tư trồng, chăm sóc giống cam mới (giống cam Vinh). Qua 3 năm thực hiện, cây cam phát triển tốt, những cây cam năm thứ 3 bắt đầu cho lấy quả và cho thu hoạch lứa cam đầu tiên. Theo đánh giá của Phòng NN&PTNT huyện, giống này có ưu điểm quả cam có mẫu mã đẹp, hương vị ngon, sản lượng cao, đặc biệt là giống cam này thời gian chín muộn hơn và có thể cho thu hoạch thời điểm gần Tết Nguyên đán, khi đó giá cam sẽ bán cao hơn.

Trong những năm gần đây, người dân huyện Lạc Thuỷ đã tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất vường đồi rừng theo hướng chuyển từ trồng các loại cây lấy gỗ sang trồng các loại cây có giá trị hàng hoá cao và cây ăn quả. ở một số xã, việc trồng cây ăn quả đang dần trở thành ý thức tự giác của nhân dân như Hưng Thi, Phú Thành, Liên Hòa... Mô hình vườn rừng đã xuất hiện và ngày càng khẳng định được tính phù hợp nhận thức của người dân và thích hợp với điều kiện của địa phương. Hiện nay, toàn huyện có trên 260 trang trại được cấp giấy chứng và đang hoạt động hiệu quả, thu nhập ổn định từ 50 - 100 triệu đồng/năm.

Việc mở rộng diện tích trồng cam và đưa giống cam mới vào thực hiện đã tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung, đồng thời tạo ra ra những khu đồi vườn có thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm, tăng thu nhập cho người dân, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra sản phẩm hàng hoá mũi nhọn của huyện Lạc Thuỷ. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục hỗ trợ người dân nâng cao trình độ thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm cam có đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng đặc trưng của giống, từng bước đưa cây cam thành cây ăn quả chủ lực, có giá trị kinh tế, tiến tới xây dựng thương hiệu cam Lạc Thuỷ.

                                                                              Đỗ Quyên

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục