Năng lực cạnh tranh quốc gia của VN nhìn chung là ổn nhưng đáng tiếc không có lợi thế độc đáongày 30-11, lần đầu tiên tại VN, báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia được công bố dựa trên những số liệu khách quan về năng lực cạnh tranh và sử dụng phương pháp luận đã được kiểm chứng trên thế giới.

Báo cáo này được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Học viện Cạnh tranh châu Á dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS Michael E. Porter, ĐH Harvard - Mỹ.
 
Thay đổi để tạo cú nhảy mới
 
Theo báo cáo, năng lực cạnh tranh quốc gia của VN nhìn chung là ổn nhưng đáng tiếc không có lợi thế độc đáo. VN tăng trưởng ấn tượng trong hai thập kỷ qua, tỉ lệ nghèo giảm đi trên diện rộng, hồi phục nhanh sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
 
 
Sản xuất hàng xuất khẩu tại Tổng Công ty Dệt May Gia Định - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH


Kết quả này nhờ vào mô hình phát triển cổ điển được kích hoạt bởi hội nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang chế tác. Tuy nhiên, mức độ thịnh vượng và năng suất của nền kinh tế VN còn thấp, tính bền vững chưa cao.
 
Nỗ lực của Chính phủ nhằm đáp ứng những nhu cầu về hạ tầng và thể chế của một nền kinh tế đang tăng trưởng bị kìm lại bởi những hạn chế của một phương thức điều hành truyền thống, thiên về kiểm soát. “Đã đến lúc cần thay đổi để tạo cú nhảy mới vì đà tăng trưởng kinh tế đang chậm lại” - báo cáo nhấn mạnh.
 

Đề xuất lập Hội đồng Năng lực cạnh tranh quốc gia

Báo cáo đề xuất thành lập Hội đồng Năng lực cạnh tranh quốc gia với sự tham gia của Chính phủ, bộ, ngành và đặc biệt là có đại diện khu vực tư nhân.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao những thông tin từ báo cáo đem lại vì thực sự hữu ích trong bối cảnh VN tái cơ cấu nền kinh tế. “Thành lập Hội đồng Năng lực cạnh tranh quốc gia là một gợi ý tốt, sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định” – Phó Thủ tướng nói.

Báo cáo cho rằng những điểm yếu của VN đang bộc lộ rõ là thâm hụt thương mại, trong đó có tác động từ sự lên giá thực của VNĐ; lạm phát do các dòng vốn lớn đổ vào, chính sách tài khóa, tiền tệ nới lỏng; tăng trưởng GDP so với đầu tư ngày càng giảm làm tăng sự phụ thuộc vào vốn bên ngoài; tăng trưởng nhu cầu đang vượt quá năng lực vi mô của nền kinh tế; khoảng cách giữa vốn đăng ký và thực hiện trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gia tăng.
 
Không thể dựa vào doanh nghiệp Nhà nước
 
GS Michael E. Porter cho rằng VN cần có chiến lược kinh tế nhằm xây dựng một mô hình phát triển mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo GS Michael E. Porter, chiến lược này dựa vào 3 yếu tố: tăng năng suất lao động, thay đổi nhận thức về khu vực tư nhân và chuyển vai trò của Chính phủ từ kiểm soát nền kinh tế đang chuyển đổi sang xây dựng lợi thế cạnh tranh cho một nền kinh tế thị trường.
 
Các tác giả của bản báo cáo cũng chỉ rõ điểm yếu của VN là nhận diện vấn đề rất tốt nhưng thực hiện lại hạn chế. Minh chứng điều này là Chính phủ VN đã ưu tiên tháo gỡ các nút thắt vi mô trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, kỹ năng lao động và năng lực hành chính nhưng chưa hiệu quả, mặc dù cam kết về nguồn nhân lực khá lớn.
 
Để báo cáo “trở thành hiện thực thay vì nằm trên giá sách”, GS Michael E.Porter và nhóm tác giả đã đề xuất những khuyến nghị chính sách dựa trên các luận cứ và số liệu khoa học.
 
Trong đó, có khuyến nghị xây dựng các cụm ngành tại các địa phương, cụ thể: cụm ngành điện tử ở Hà Nội và các tỉnh lân cận; du lịch ở miền Trung; dệt may, logistics (vận tải hàng hóa xuất khẩu) ở TPHCM và chế biến nông sản ở ĐBSCL.
 
Một đề xuất khác là thay đổi nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước và tư nhân. Báo cáo nêu rõ: “Không thể thành công khi dựa vào một vài công ty đơn lẻ của Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước của VN đang bị giao nhiệm vụ bất khả thi, vừa thực hiện nhiệm vụ công ích vừa phải có lợi nhuận, không được sa thải lao động nhưng phải đạt năng suất cao”.
 
                                                                                     Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục