Từ nguồn vốn ngân hàng CSXH, nhiều hộ nghèo xã Yên Lập (Cao Phong) đầu tư vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế.

Từ nguồn vốn ngân hàng CSXH, nhiều hộ nghèo xã Yên Lập (Cao Phong) đầu tư vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế.

(HBĐT) - Tỉnh ta có hơn 80% dân số sống ở nông thôn, là lao động nông nghiệp, kỹ thuật canh tác nhiều nơi còn lạc hậu, ruộng đất manh mún, năng suất gieo trồng thấp...Một bộ phận dân cư còn sống ở mức nghèo đói, nhất là vùng sâu, xa, ĐBKK, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Các đối tượng này khó tiếp cận với vốn tín dụng vì họ không có tài sản bảo đảm nợ vay, chưa quen với vốn tín dụng phát triển sản xuất. Ngân hàng CSXH ra đời là kênh dân vốn tới hộ nghèo gặp khó khăn trong sản xuất, với nhiệm vụ thực hiện các chính sách ưu đãi tín dụng của Chính phủ đã góp phần vào công cuộc xoá đói - giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh.

Cách đây 4 năm hộ anh Bùi Văn Thạo ở xóm Đảy, xã Yên Lập (Cao Phong) thuộc diện hộ cận nghèo. Nhờ 20 triệu đồng vốn vay chương trình sản xuất - kinh doanh cho hộ cận nghèo, gia đình anh đầu tư mua lợn về nuôi, mua máy xay xát phục vụ bà con trong xóm và mua máy cày, bừa làm dịch vụ cày thuê. Đến nay, gia đình anh Thạo đã thoát nghèo Cuối năm 2009, anh xây được ngôi nhà cấp 4 lợp proximăng. Chị Bùi Thị Lý, tổ trưởng tổ vay vốn chi đoàn thanh niên xóm Đảy cho biết: Tổ có 32 hội viên với dư nợ 480 triệu đồng. Các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Hiện, tổ còn 10 hộ nghèo. Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Cao Phong Phí Công Thành cho biết: Từ khi NHCSXH huyện đi vào hoạt động, người dân đã có chỗ dựa khi được vay vốn sản xuất. Đặc biệt, việc ủy thác từ các tổ chức, đoàn thể không chỉ có người nghèo mới được vay vốn mà ngày càng có nhiều cơ sở kinh tế được vay với số vốn hàng trăm triệu đồng.

 

Thời gian qua, Ngân hàng CSXH tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực với 10 chương trình tín dụng ưu đãi như: tích cực triển khai, tuyên truyền chính sách thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; lập hồ sơ, thủ tục vay vốn theo hướng đơn giản. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương triển khai sớm công tác tập huấn nghiệp vụ tín dụng; ký kết hợp đồng ủy thác thông qua 4 tổ chức, đoàn thể nhằm bảo đảm cho vay đúng đối tượng, quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tích cực lao động sản xuất, nhiều hộ lập kế hoạch sản xuất lâu dài. Năm qua, Ngân hàng CSXH tỉnh có tổng nguồn vốn hoạt động 1.166.380 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn cân đối từ T.Ư 1.085.098 triệu đồng, vốn huy động gần 10 tỉ đồng, nguồn vốn khác gần 60 tỉ đồng... Đến nay, dư nợ cho vay từ 10 chương trình mà Ngân hàng CSXH thực hiện đạt trên 1.213 tỉ đồng cho 63.056 hộ vay, trong đó, cho vay hộ nghèo trên 480 tỉ đồng; cho vay HSSV trên 240 tỉ đồng; cho vay SXKD vùng khó khăn trên 244 tỉ đồng; cho vay chương trình nước sạch - vệ sinh môi trường nông thôn trên 80 tỉ đồng...Năm 2003, mức cho vay bình quân mỗi hộ là gần 3 triệu đồng/hộ, đến nay nâng lên bình quân 10 triệu đồng/hộ. Các chương trình cho vay được các hộ sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả. Hiện, toàn tỉnh có 1 chi nhánh cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch cấp huyện với 208 điểm giao dịch lưu động/210 xã, phường, thị trấn; đã lập được 2.737 tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động hiệu quả. Cùng với cho vay, đơn vị đôn đốc thu nợ đúng hạn, không có nợ xấu phát sinh, do đó, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,7%.

 

Đánh giá về hiệu quả đồng vốn ưu đãi tín dụng trên địa bàn, ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh cho biết: Sau 7 năm đi vào hoạt động, mặc dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc, về nguồn vốn và kỹ năng làm việc của đội ngũ cán bộ...,song tập thể cán bộ, nhân viên ngân hàng CSXH đã có nhiều cố gắng phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể tạo thuận lợi cho những hộ nghèo vay vốn đầu tư sản xuất góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 31,3% (năm 2005) xuống còn 14% (năm 2010). Thông qua nguồn vốn cho vay của Nhà nước trên 30.000 hộ thoát nghèo, tạo việc làm mới cho gần 40.000 lao động; hình thành phát triển nhiều mô hình sản xuất- kinh doanh có hiệu quả, giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc nâng cao nhận thức và thay đổi cách làm ăn, đưa giống mới và áp dụng KHKT vào sản xuất để nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Trong thời gian tới, để phát huy tốt hơn nữa vai trò, nhiệm vụ xứng đáng là chỗ dựa vững chắc cho người nghèo, NHCSXH sẽ nỗ lực hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới cơ chế nghiệp vụ cho vay, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức xã hội, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, giúp đỡ người nghèo, các đối tượng chính sách về phương thức sản xuất, mở rộng ngành nghề, phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 

 

                                                                                     Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục