Hàng hóa tăng giá, người tiêu dùng rất cân nhắc khi mua sắm.

Hàng hóa tăng giá, người tiêu dùng rất cân nhắc khi mua sắm.

Đạt chỉ tiêu kiềm chế lạm phát dưới 7% năm 2011 như Quốc hội giao là rất khó khăn. Có thể sau Tết, việc điều chỉnh giá điện và xăng dầu sẽ làm chỉ số giá tiêu dùng tăng cao

Hôm qua (24-1), Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng đầu tiên của năm 2011 dừng ở con số 1,74%.
 

Hàng hóa tăng giá, người tiêu dùng rất cân nhắc khi mua sắm. Ảnh: HỒNG THÚY

 
Cao hơn quy luật
 
Nếu so với đà tăng của các tháng trước đó có mức tăng lần lượt là 1,86% và 1,98% (tháng 11 và tháng 12-2010) thì CPI tháng đầu tiên của năm nay đã giảm. Nhưng nếu xét theo quy luật, đây lại là tháng có CPI cao bất thường vì mọi năm (trừ năm 2008 khủng hoảng và năm 2009 suy thoái kinh tế), CPI tháng 1 chỉ quanh quẩn ở mức 1,1 - 1,2%.
 
TS Vũ Đình Ánh, Viện Nghiên cứu Giá cả thị trường (Học viện Tài chính), cho rằng theo quy luật bình thường, CPI tháng 1 và tháng 2 bao giờ cũng cao do rơi vào chu kỳ Tết Nguyên đán. Nhưng năm nay, mối quan tâm lạm phát trong 2 tháng đầu năm không quá lớn vì được đặt trong bối cảnh Nhà nước cam kết không tăng giá các mặt hàng thiết yếu. N
 
hưng con số 1,74% cho thấy sức tăng giá tiêu dùng rất nóng, thậm chí còn nóng hơn những năm trước mặc dù trong dư luận vẫn râm ran những chuyện thưởng Tết ít hơn. “Mọi năm, người dân thường mua sắm vào những ngày cận Tết nhưng năm nay, nhiều người  sắm Tết trước cả tháng để tránh đắt đỏ. Chính sức tiêu dùng năm nay tăng mạnh làm giá không thể giảm xuống trong bối cảnh những tháng trước giá đã tăng cao rồi” - TS Vũ Đình Ánh bình luận.
 
Theo ông Nguyễn Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, nhóm lương thực, thực phẩm tuy không còn ở vị trí số 1 nhưng vẫn tiếp tục tăng cao vì thời tiết rét đậm, rét hại cùng với dịch bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoa màu vụ đông và đàn gia súc. Trong khi nguồn cung giảm, cầu lại tăng gấp 2-3 lần đã đẩy giá lên.
 
Nhiều áp lực
 
Ông Nguyễn Vinh Phú cho biết giá hàng hóa đã “nóng”  từ tháng 9-2010 và đến nay tăng thêm 15%-20% so với đầu quý IV năm trước. Các dịch vụ đời sống như cắt tóc gội đầu, xe ôm, trông giữ ô tô, xe máy tăng chóng mặt. Các dịch vụ này không nằm trong rổ hàng hóa tính CPI nhưng cũng tham gia “móc túi” người tiêu dùng, tác động đến tâm lý lo ngại giá cả leo thang. 
 
Áp lực cho công tác điều hành giá sau Tết rất lớn vì đây là tháng Tết nên theo quy luật, thường là tháng có CPI cao nhất trong năm. Hơn nữa, 1,74% là “đà” rất cao. Trong khi đó, dự báo thời tiết tiếp tục không thuận lợi, ảnh hưởng đến vụ mùa và đàn gia súc, làm tăng giá lương thực, thực phẩm. Các cơ quan chức năng cần quyết liệt đẩy mạnh sản xuất vụ đông xuân, khôi phục đàn trâu bò đã mất. Đây cũng là “tháng ăn chơi”, nếu chủ quan trong khâu tổ chức lưu thông hàng hóa sẽ không thể kéo giá xuống.
 
Một áp lực nữa, theo ông Phú, khả năng điều chỉnh giá xăng dầu và giá điện theo lộ trình có thể chỉ diễn ra ngay sau Tết vì giá xăng đã được “nín” gần tròn một năm, giá điện cũng đã được Chính phủ chấp thuận lộ trình tăng giá hằng năm. Năm ngoái, CPI tháng 3 đã có mức tăng đột biến do điều chỉnh giá điện trung bình tăng thêm 6,8% từ ngày 1-3.
 
Ông Nguyễn Đức Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại dịch vụ giá cả - Tổng cục Thống kê, cho rằng CPI nóng ngay từ đầu năm khiến áp lực điều hành để đạt chỉ tiêu kiềm chế lạm phát dưới 7% năm 2011 như Quốc hội giao là rất khó khăn. Một yếu tố thuận lợi của năm nay, theo ông Thắng, sang quý II, CPI có thể hạ nhiệt vì phát huy độ trễ của chính sách tiền tệ thắt chặt được thực hiện từ tháng 11-2010.
 
                                                                              Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục