Nếu CPI giảm thì lãi suất cũng sẽ giảm.

Nếu CPI giảm thì lãi suất cũng sẽ giảm.

Ngày 26/1, tại buổi gặp mặt báo chí cuối năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu khẳng định, nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 2 xoay quanh mốc 1,4% thì mặt bằng lãi suất ngay lập tức sẽ giảm.

 

Cơ sở để hạ lãi suất

Theo Thống đốc, hiện nay lãi suất cả huy động và cho vay vẫn cao do nhiều nguyên nhân. "Nhiều doanh nghiệp còn dự trữ hàng Tết, hàng cuối năm, chi trả lương, thưởng Tết cho cán bộ công nhân viên nên lãi suất chưa thể giảm," Thống đốc nói.

Bên cạnh đó, trong tháng 1, nhiều mặt hàng tăng giá như lương thực, thực phẩm, học phí, dịch vụ ăn uống kéo theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 của cả nước đã tăng tới 1,74% so với tháng 12/2010 và tăng 12,17% so với cùng kỳ năm 2010.

Chính vì vậy, Thống đốc cho biết, nếu CPI trong tháng 2 xoay quanh 1,4% thì Ngân hàng Nhà nước sẽ ngay lập tức điều chỉnh hạ lãi suất cơ bản VND và vì thế, mặt bằng lãi suất trên thị trường cũng sẽ giảm.

Chính TS Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra nhận định, nếu chúng ta kéo lạm phát xuống được thì lãi suất sẽ xuống theo. Ông đưa ra ví dụ năm 2011 dự kiến lạm phát là 7%, thì chúng ta quy định lãi suất huy động chỉ ở mức 9-10% thôi, 12-13% la cho vay, như thế lãi suất sẽ giảm xuống dần dần.

Ông Kiêm dự báo, phải đến cuối quý I hoặc đầu quý 2, tức là phải sau Tết Nguyên đán thì lãi suất mới có thể giảm được.

Cũng trong một động thái để giữ ổn định thị trường trong nước. Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ cơ chế điều hành lãi suất năm nay năng động và linh hoạt hơn. "Có nghĩa tập trung nhiều hơn cho quyền hạn của Thống đốc chứ không thể điều hành chính sách tiền tệ như “đẽo cày giữa đường”. Ví dụ, Ngân hàng Nhà nước có thể lấy một loại lãi suất chủ chốt của ngân hàng Trung ương để điều hành thị trường," Thống đốc Giàu cho hay.

Thị trường ngoại hối "sáng"

Tại buổi họp báo, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, thị trường ngoại hối từ đầu năm đến nay tiếp tục chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Các ngân hàng thương mại tiếp tục mua được ngoại tệ từ thị trường và tích cực bán ra phục vụ khách hàng.

Bên cạnh đó, sự gia tăng nguồn cung ngoại tệ từ các luồng như kiều hối, xuất khẩu, đầu tư nước ngoài... những tháng cuối năm đã góp phần cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

Theo thống kê của Vụ Quản lý ngoại hối, nguồn thu ngoại tệ từ kiều hối, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng mạnh. Cùng với sự gia tăng của các luồng tiền chuyển vào, những biện pháp chính sách để ổn định thị trường ngoại hối đã được thực hiện trong thời gian qua cũng là yếu tố củng cố tâm lý thị trường.

Thống đốc cho biết, hiện nay trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại đang thực dương vào khoảng 250 triệu USD, ngày cao điểm lên đến 300 triệu USD.

Riêng đối với thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường các biện pháp quản lý và điều tiết thị trường như: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc việc đóng cửa sàn vàng và tất toán trạng thái kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài; cho phép xuất, nhập khẩu vàng khi cần thiết; ban hành thông tư thu hẹp hoạt động huy động và cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng./.

 

                                                                                  Theo TTXVN

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục