Xã Phú Vinh (Tân Lạc) huy động sức dân làm đường giao thông nông thôn.

Xã Phú Vinh (Tân Lạc) huy động sức dân làm đường giao thông nông thôn.

(HBĐT) - Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 có tổng vốn đầu tư khoảng 21,8 triệu USD, triển khai từ năm 2010-2015 tại 42 xã thuộc 5 huyện trong tỉnh. Dự án có nhiều điểm mới khác hẳn với giai đoạn 1, đặc biệt phân cấp mạnh cho cơ sở và không đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng mà chú trọng đầu tư vào các hoạt động sinh kế, mở ra cơ hội mới cải thiện cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn.

 

Dự án giảm nghèo giai đoạn 1 được triển khai tại 488 thôn, bản thuộc 60 xã vùng đặc biệt khó khăn trên 11 huyện, thành phố trong tỉnh với tổng mức đầu tư 352,725 tỷ đồng, chia ra 6 hợp phần: giao thông và chợ; nông nghiệp; y tế và giáo dục; ngân sách phát triển xã; nâng cao năng lực thể chế cho cán bộ thôn xã, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ tỉnh và huyện; quản lý dự án. Tỉnh ta về đích đầu tiên, kết thúc dự án đúng thời hạn, các nội dung của dự án đạt mục tiêu và hiệu quả, được Ngân hàng Thế giới đánh giá cao về tiến độ thực hiện, giải ngân đúng thời hạn và hoàn thành tổng quyết toán dự án kịp thời. Nguyên nhân thành công là dự án có quá trình chuẩn bị tốt, cơ chế tài chính đồng bộ và có cơ chế phân cấp mạnh cho địa phương là cơ sở quan trọng để tỉnh khởi động và triển khai tốt dự án giai đoạn 2.

Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 có tổng vốn đầu tư trên 21,8 triệu USD, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới tương đương 20 triệu USD, vốn đối ứng do ngân sách Tư cấp phát, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương tương đương 1,844 triệu USD. Địa điểm triển khai tại 42 xã của 5 huyện là: Đà Bắc 11 xã gồm: Đồng Nghê, Mường Tuổng, Tân Minh, Vầy Nưa, Đoàn Kết, Trung Thành, Đồng Ruộng, Tiền Phong, Đồng Chum, Cao Sơn và Giáp Đắt. Huyện Mai Châu 7 xã: Hang Kia, Pà Cò, Noong Luông, Cun Pheo, Thung Khe, Ba Khan, Bao La và Tân Dân. Huyện Tân Lạc 9 xã: Bắc Sơn, Nam Sơn, Ngòi Hoa, Ngổ Luông, Phú Vinh, Phú Cường, Gia Mô, Lỗ Sơn, Do Nhân. Lạc Sơn 8 xã: Miền Đồi, Qúy Hòa, Bình Hẻm, Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Tự Do, Mỹ Thành, Hương Nhượng. Huyện Yên Thủy 6 xã: Lạc Sỹ, Lạc Hưng, Lạc Lương, Bảo Hiệu, Hữu Lợi, Đa Phúc.

Dự án chia làm 4 hợp phần: phát triển kinh tế huyện có tổng vốn đầu tư 185 tỷ đồng; phát triển ngân sách xã có tổng vốn đầu tư 119 tỷ đồng; tăng cường năng lực, tổng vốn đầu tư 25,5 tỷ đồng; quản lý dự án, vốn đầu tư khoảng 41,7 tỷ đồng. Các hợp phần được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ KH&ĐT. Mức vốn bình quân khoảng 6 tỷ đồng/xã. Mức vốn phân bổ không chia bình quân, được tính toán cho từng xã.

 

Mục tiêu của dự án là nâng cao mức sống người dân vùng dự án thông qua cải thiện tiếp cận cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, sinh kế bền vững, tăng cường liên kết thị trường và sáng kiến kinh doanh, tăng cường năng lực thể chế cho các cấp và năng lực sản xuất cho cộng đồng dân tộc thiểu số vùng sâu, xa. Trong đó, phấn đấu thực hiện mục tiêu cụ thể là: Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án giảm từ 36,62% xuống còn khoảng 25% vào năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người tăng gấp đôi so với năm 2008. Tiêu dùng của hộ gia đình hưởng lợi từ dự án tăng lên 40%. Tạo việc làm ít nhất 5.000 lao động/năm (trong quá trình thực hiện dự án); tạo thêm việc làm ổn định cho 4.000 lao động (dự án sau khi kết thúc). 100% số xã làm chủ đầu tư hiệu quả hợp phần ngân sách phát triển xã cho tới khi dự án kết thúc. 100% cán bộ của huyện, xã được cải thiện kỹ năng và kiến thức chuyên môn nhờ các hoạt động tăng cường năng lực.100% thôn, bản được tham gia các khóa tập huấn giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm an toàn tài sản cho cộng đồng, hộ gia đình nông thôn và ít nhất có 80% số xã có kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Tăng tỷ lệ tưới tiêu thêm 20%. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 80%. Diện tích canh tác lúa tăng 67 ha nhờ các hoạt động cải thiện nương, rẫy thành ruộng bậc thang. 75% hộ dân tộc thiểu số vùng dự án được tham gia các dự án cải thiện sinh kế. 80% người dân trong phạm vi thực hiện dự án hài lòng với các hoạt động của dự án. 80% số xã dự án lồng ghép đầy đủ các hoạt động của dự án vào kế hoạch phát triển KT-XH địa phương.

Ông Nguyễn Đức Minh, PGĐ Sở KH&ĐT, Trưởng Ban quản lý Dự án giảm nghèo cho biết: Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 tập trung phân cấp mạnh cho cơ sở, đặc biệt chú trọng các hoạt động sinh kế cho người dân, hộ gia đình hưởng lợi. Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 vẫn áp dụng cơ chế đã thành công và được đánh giá cao ở giai đoạn 1 đó là phân cấp mạnh quản lý đầu tư cho cơ sở, phát huy quy chế dân chủ trong quá trình tổ chức thực hiện dự án. Tuy nhiên, Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 sẽ không đầu tư xây dựng trường học và trạm y tế, đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng ít, chủ yếu tập trung đầu tư cho các hoạt động sinh kế, nâng cao năng lực cho nhân dân, có nhiều hoạt động mới mẻ, quy mô của tiểu dự án rất nhỏ. Một nguyên tắc chung của hợp phần 1 phát triển kinh tế huyện của Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 không được đầu tư bằng nguồn vốn của hợp phần ngân sách phát triển xã. Ngoài ra, các hoạt động được đầu tư bằng các chương trình, dự án của các nhà tài trợ khác hoặc của Chính phủ Việt Nam trên địa bàn hoặc các hoạt động gây ra những thiệt hại sinh thải hoặc gây nguy hại tới công bằng, lợi ích xã hội cũng không được đầu tư bằng nguồn vốn của hợp phần  ngân sách phát triển xã. Do tính chất mới mẻ và khác biệt của Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 nên đối với cấp cơ sở cần đặc biệt quan tâm cập nhật đầy đủ các thông tin của dự án và bố trí cán bộ chuyên môn có năng lực, trách nhiệm để triển khai các nội dung, mục tiêu của dự án đạt hiệu quả cao nhất.

 

                                                                                       Lê Chung

 

 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục