Tiêm vắcxin là biện pháp hữu hiệu bảo vệ đàn gia súc không bị nhiễm bệnh.

Tiêm vắcxin là biện pháp hữu hiệu bảo vệ đàn gia súc không bị nhiễm bệnh.

(HBĐT) - Ngày 15/12/2010, huyện Lạc Thuỷ phát hiện dịch LMLM đầu tiên ở xã Đồng Môn và sau đó tiếp tục lây lan ra toàn huyện. Đến ngày 30/1/2011, dịch bệnh đã lan ra 12/ 15 xã. Tuy nhiên, ngay sau khi phát hiện có dịch, UBND huyện Lạc Thuỷ đã chỉ đạo các ngành chức năng nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch có hiệu quả. Đến nay, sau hơn một tháng đối phó với dịch LMLM (từ 15/12/2010 đến ngày 30/1/2011) trên địa bàn huyện không phát hiện thêm gia súc nhiễm bệnh.

 

Theo Phòng NN&PTNT huyện Lạc Thuỷ, toàn huyện có 6.450 con trâu, 8.150 con bò, 31.987 con lợn, 6.113 con dê và 320.550 con gia cầm. Trong thời gian có dịch bệnh, toàn huyện có 93 gia súc bị nhiễm bệnh, (82 con trâu, bò, 11 con lợn), trong đó có 6 con bị chết gồm 4 con trâu, 2 con bò, chủ yếu là nghé.

 

Bệnh được phát hiện đầu tiên ở xóm Đừng, xã Đồng Môn vào ngày 15/12/2010, có 4 con trâu bị mắc bệnh LMLM. Ngay sau khi được báo cáo, Trạm thú y huyện đã cử cán bộ xuống cơ sở cùng chính quyền và nhân dân bao vây dập dịch, hướng dẫn người dân cách chữa trị. Tiếp theo xã Đồng Môn, dịch bệnh tiếp tục xuất hiện tại các xã Hưng Thi, xã Thanh Nông, Thanh Hà. Nhận thấy tình hình dịch bệnh đang lây lan mạnh trên diện rộng, trạm thú y đã báo cáo lên phòng NN&PTNT huyện. Ngay khi  báo cáo, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền,  nhân dân các địa bàn nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch. Đồng thời, yêu cầu các chốt kiểm dịch động vật kiểm tra nghiêm ngặt, không cho gia súc có bệnh lưu thông vào địa bàn huyện. Bên cạnh đó, UBND huyện cũng cấp ngay kinh phí để tổ chức tiêm phòng vắcxin với tổng số tiền 269 triệu đồng.

 

Bà Phạm Thị Hương, Trưởng trạm thú y huyện Lạc Thuỷ cho biết: Để khống chế nhanh dịch LMLM, trước hết là do sự chỉ đạo quyết liệt và kịp thời của UBND huyện ngay khi nhận được báo cáo về tình hình dịch bệnh lây lan. 6 con trâu, bò bị chết, huyện đã cho tiêu huỷ toàn bộ không để tình trạng bà con tự mổ thịt mang bán, dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh, đồng thời hỗ trợ cho mỗi gia đình có trâu, bò chết số tiền một triệu đồng.

 

Cũng theo bà Hương, Lạc Thuỷ là địa bàn giáp ranh với một số tỉnh bạn như Hà Nam, Ninh Bình, Hà Nội, đặc biệt có một số xã nằm trên trục đường Hồ Chí Minh như Hưng Thi, Thanh Nông, Thanh Hà. Vì vậy, ngay khi phát hiện dịch bệnh, huyện đã chỉ đạo cho 4 chốt kiểm dịch động vật phải hoạt động liên tục và kiểm tra nghiêm ngặt, không để gia súc, gia cầm có dịch bệnh lưu thông vào địa bàn. Trạm thú y đã cất 200 lít thuốc khử trùng chia đều cho các thôn, xóm trong toàn huyện. Ở những điểm có dịch, trạm cử cán  bộ trực tiếp xuống địa bàn để giúp người dân phun thuốc khử trùng, tiêu độc, một tuần cho phun thuốc 3 lần. Nhờ đó, dịch bệnh đã nhanh chóng được khống chế.

 

Bà Phạm Thị Hương cho biết. Đến ngày 30/1/2011, huyện đã tiến hành tiêm vắcxin xong cho đàn gia súc, tình hình dịch bệnh cơ bản được khống chế. Song, phương châm của huyện không chủ quan lơ là, với dịch bệnh mà vẫn phải tiếp tục theo dõi, khoanh vùng các địa bàn đã nhiễm bệnh. Số trâu, bò mắc bệnh được nuôi cách ly và theo dõi chặt chẽ. Đến thời điểm này, trạm thú y huyện đã tiêm phòng được 10.000 liều vắcxin LMLM cho đàn trâu, bò, tỷ lệ đạt 85% và 2.000 liều cho đàn lợn 4 xã vùng giáp ranh là: Đồng Tâm, xã Yên Bồng, An Bình, Thanh Nông. Đến tháng 3, huyện sẽ tiếp tục triển khai tiêm vắcxin tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò, lợn.

 

Để phòng- chống dịch bệnh góp phần chăn nuôi ổn định, trong thời gian tới, huyện Lạc Thuỷ xác định tiếp tục kiểm tra, giám sát dịch bệnh, thường xuyên theo dõi đàn gia súc, đẩy mạnh các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực chuồng trại. Tiêm phòng triệt để đàn gia súc theo kế hoạch, tăng cường kiểm tra, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật. Tuyên truyền hướng dẫn rộng rãi đến nhân dân để các chủ hộ chăn nuôi hiểu được tính chất nguy hại của dịch bệnh và thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch.

 

 

                                                                                    Thanh Tuyền   

 

 

 

Các tin khác


Nông dân Kim Bôi hối hả vào vụ thu hoạch dưa

Thời điểm này, nông dân ở các xã của huyện Kim Bôi tất bật vào vụ thu hoạch các loại dưa. Hàng năm, cùng với canh tác cây màu, việc đầu tư trồng các loại dưa lê, dưa chuột, dưa hấu, dưa bở... đã giúp bà con tận dụng được quỹ đất, nâng cao giá trị sản xuất trên một diện tích canh tác, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương.

Tăng trưởng kinh tế với nhiều điểm sáng

Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Gia hạn thời gian trả nợ, doanh nghiệp có thêm bước đệm phục hồi

Với 6 tháng tiếp tục được giãn, hoãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ có thêm bước đệm để phục hồi, "bồi dưỡng" và củng cố thêm nội lực, tiếp tục duy trì hoạt động và có điều kiện tích lũy hoàn trả nợ vay.

Số thu thuế nội địa tiếp tục tăng

Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 4 do cơ quan thuế quản lý tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023, ước đạt 150.100 tỷ đồng và đạt 10,1% so với dự toán.

Điều chỉnh phụ tải, chung tay giảm áp lực cho lưới điện

Để đảm bảo cấp điện an toàn cho khách hàng trong mùa nắng nóng, thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các khách hàng sử dụng điện lớn trên địa bàn tỉnh tham gia Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR).

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục