Việc hạ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng xuống mức thấp nhất trong năm năm trở lại đây, theo Ngân hàng Nhà nước và các chuyên gia, các doanh nghiệp (DN) sản xuất sẽ không bị ảnh hưởng vì vốn sẽ được điều chuyển từ khu vực công sang khu vực tư nhân.

Theo Ngân hàng Nhà nước, dù thắt chặt tín dụng nhưng vốn cho sản xuất vẫn đảm bảo. Trong ảnh: đại diện Công ty Agrivina - Đà Lạt Hasfarm (bìa trái) gặp Ngân hàng ANZ để được tư vấn - Ảnh: Thuận Thắng

Ông Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng năm 2010 tín dụng tăng tới hơn 30%, tổng phương tiện thanh toán tăng đến hơn 28% nhưng lãi suất (LS) vẫn ở mức cao là do tiền chủ yếu được bơm cho khu vực công.

"Trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu giữ mức tăng tín dụng ở mức 20% dễ dàng thực hiện, nhưng nhà điều hành phải hết sức khôn khéo để đề phòng doanh nghiệp lãi suất cao mấy cũng chấp nhận vay, ngược lại những doanh nghiệp cần vốn lại không tiếp cận được"

Ông Lê Đức Thúy

Điều chuyển vốn từ công sang tư

Tính riêng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu kho bạc, trái phiếu ngân hàng phát triển đã ngốn tới 116.000 tỉ đồng phần tín dụng mới tăng thêm. DN nhà nước, tập đoàn là những địa chỉ mà LS cao vẫn vay. Ngoài ra vốn cao dồn vào việc đảo nợ. Nhiều DN được vay hỗ trợ LS đến nay chưa trả được nên phải vay để đảo nợ, đặc biệt các DN thuộc lĩnh vực bất động sản.

Như vậy, tín dụng chung tăng rất cao nhưng vốn rót vào khu vực sản xuất, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa rất ít. Năm 2011 Chính phủ hạ chỉ tiêu tăng tín dụng xuống khoảng 20%, tổng phương tiện thanh toán ở mức 20% (thấp hơn 8% so với năm trước). Về lý thuyết, với chính sách tiền tệ thắt chặt như vậy LS chắc chắn sẽ còn tăng cao hơn năm ngoái, và DN, đặc biệt DN sản xuất kinh doanh, sẽ khó vay vốn hơn.

Tuy nhiên ông Nghĩa cho rằng không phải như vậy. Bởi bên cạnh khống chế tăng trưởng tín dụng, Chính phủ sẽ siết tiền vào khu vực công, trái phiếu chính phủ phát hành chỉ bằng 50% so với năm trước. Số vốn này sẽ được điều chuyển sang khu vực tư nhân, DN vừa và nhỏ sẽ có nguồn vốn dồi dào hơn để phát triển sản xuất.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khẳng định song song với kiểm soát mức tăng tín dụng năm 2011 thấp nhất trong năm năm trở lại, Ngân hàng Nhà nước sẽ định hướng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực chính: sản xuất kinh doanh, khu vực nông thôn, DN nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, các dự án điện... Theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước, việc giảm tăng trưởng tín dụng xuống dưới 20% (so với kế hoạch là 23%) sẽ giảm khoảng 50.000 tỉ đồng. Cùng với bốn giải pháp về chính sách tài khóa sẽ giảm được trên 60.000 tỉ đồng nữa, cung tiền sẽ giảm trên 100.000 tỉ đồng.

Đề xuất tăng dự trữ bắt buộc

Theo ông Lê Đức Thúy - chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính tiền tệ quốc gia, những yếu tố kinh tế vĩ mô không thể giải quyết ngay lập tức trong một sớm một chiều mà cần nhiều giải pháp đồng bộ. Theo tính toán của một chuyên gia, muốn duy trì lạm phát ở mức 9% phải cắt giảm tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ dưới 20%, đồng thời điều hành LS linh hoạt hơn. Vừa qua Ngân hàng Nhà nước duy trì LS tái cấp vốn quá thấp 9%, cách quá xa LS trên thị trường, do vậy tạo ra nguồn tiền rẻ để một số ngân hàng kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng với LS có thời điểm lên đến trên 20%.

Từ năm 2009 đến nay, có tình trạng bất bình thường xảy ra, đó là cho vay ròng từ Ngân hàng Nhà nước tăng lên. Như vậy chính sách tiền tệ nói là thắt chặt nhưng không chặt. Một sự cung ứng nhiều như vậy dẫn đến chỗ đẩy lạm phát tăng lên. Cho nên vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh LS tái cấp vốn, tái chiết khấu lên 11% để hạn chế.

Ngân hàng Nhà nước cũng nên có những giải pháp để chặn đứng các cuộc đua LS bằng cách làm tốt vai trò là người cho vay cuối cùng. Thời gian qua Ngân hàng Nhà nước một mặt thiết lập trần LS nhưng lại không cho ngân hàng cần vốn vay dẫn đến LS khó ổn định, mặt bằng LS bị đẩy lên dây chuyền. Ông Thúy cũng đề xuất tăng dự trữ bắt buộc lên mức 10%, như vậy sẽ hút thêm được 240.000 tỉ đồng để Ngân hàng Nhà nước điều hòa cho thị trường. “Phải thay đổi cách điều hành để giữ được kỷ cương và giữ được sự ổn định một cách vững chắc chứ không chỉ dùng mệnh lệnh hành chính” - ông Thúy nhấn mạnh.

 

                                                                               Theo Báo Tuoitre

 

 

Các tin khác


Nông dân Kim Bôi hối hả vào vụ thu hoạch dưa

Thời điểm này, nông dân ở các xã của huyện Kim Bôi tất bật vào vụ thu hoạch các loại dưa. Hàng năm, cùng với canh tác cây màu, việc đầu tư trồng các loại dưa lê, dưa chuột, dưa hấu, dưa bở... đã giúp bà con tận dụng được quỹ đất, nâng cao giá trị sản xuất trên một diện tích canh tác, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương.

Tăng trưởng kinh tế với nhiều điểm sáng

Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Gia hạn thời gian trả nợ, doanh nghiệp có thêm bước đệm phục hồi

Với 6 tháng tiếp tục được giãn, hoãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ có thêm bước đệm để phục hồi, "bồi dưỡng" và củng cố thêm nội lực, tiếp tục duy trì hoạt động và có điều kiện tích lũy hoàn trả nợ vay.

Số thu thuế nội địa tiếp tục tăng

Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 4 do cơ quan thuế quản lý tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023, ước đạt 150.100 tỷ đồng và đạt 10,1% so với dự toán.

Điều chỉnh phụ tải, chung tay giảm áp lực cho lưới điện

Để đảm bảo cấp điện an toàn cho khách hàng trong mùa nắng nóng, thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các khách hàng sử dụng điện lớn trên địa bàn tỉnh tham gia Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR).

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục