Giá cả hàng hoá tăng ảnh hưởng đến đời sống người dân (ảnh chụp tại chợ Nghĩa Phương).

Giá cả hàng hoá tăng ảnh hưởng đến đời sống người dân (ảnh chụp tại chợ Nghĩa Phương).

(HBĐT- Sau Tết Nguyên đán Tân Mão 2011 ít ngày, thị trường hàng tiêu dùng tỉnh vừa có sự điều chỉnh giá cả tương đối dễ thở, người dân lại tiếp nhận diễn biến mới của đợt tăng giá điện, giá xăng dầu. Hệ quả của “hậu” tăng giá điện, xăng dầu là việc tăng giá của hàng loạt các mặt hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá tiêu dùng và đời sống nhân dân.

 

Gần như đồng thời với việc tăng giá điện, xăng dầu, giá bán của nhiều loại hàng hoá trên thị trường hiện nay đã đồng loạt tăng, trong đó đáng quan tâm hơn cả là việc tăng giá của các mặt hàng thiết yếu. Qua khảo sát một số hàng hoá thiết yếu tại thị trường thành phố Hoà Bình, gạo tẻ ngon giá 18.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với vài ngày trước, dầu ăn Neptune loại 1 lít giá 41.000 đồng/lít, tăng 1.000 đồng/lít, rau cải ngọt 12.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng, giá tôm, cá và một số loại hải sản đông lạnh cũng tăng bình quân 5%. Chị Bạch Thị Nguyệt, tổ 4, phường Phương Lâm chia sẻ: Mặc dù đã lường trước việc hàng hoá sẽ tăng giá sau thời điểm giá điện, xăng tăng nhưng thật khó mà giải được bài toán chi tiêu thực tế đang trở thành gánh nặng. Cách tốt nhất là phải điều chỉnh, tiết kiệm sao cho hợp lý đối phó với biến động tăng giá.

 

Các mặt hàng buộc phải tăng giá trong lúc này là tất yếu do chịu tác động gián tiếp của giá điện, giá xăng dầu. Nhà sản xuất, nhà kinh doanh phải chịu thêm chi phí phát sinh giá điện, giá xăng dẫn đến giá thành sản phẩm phải điều chỉnh tăng lên. Để hạn chế phần nào ảnh hưởng của việc tăng giá điện, các doanh nghiệp chỉ còn cách bố trí hợp lý lại lịch sản xuất bằng cách hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm. Với hộ sản xuất kinh doanh do vừa phải “cõng” chi phí tiêu thụ điện năng lại thêm giá nguyên liệu vận chuyển hàng hoá tăng nên buộc phải tăng giá bán sản phẩm.

 

Bên cạnh tác động tăng giá nhiều loại hàng hoá trên thị trường, giá điện, xăng dầu tăng còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đại bộ phận nhân dân. Việc tăng giá xăng từ 16.400 đồng lên 19.300 đồng/lít khiến nhiều người phải tính toán, đắn đo, lại thêm nỗi lo giá điện sinh hoạt. Để giảm bớt chi tiêu, vợ chồng anh Nguyễn Văn Trường, tổ 10, phường Thái Bình thay vì mỗi người đi một xe như trước đây đã chọn cách đi chung phương tiện. Theo anh, cơ quan của anh và chị ở cũng chỉ cách nhau chừng 1 cây số, đi chung tuy có đôi lúc thiếu chủ động nhưng quan trọng là tiết kiệm được xăng xe. Trong lúc mọi chi phí từ thuốc thang, đồ ăn, thức uống đều tăng, việc sử dụng điện sinh hoạt sau Tết của gia đình anh cũng có sự tiết giảm.

 

Nhằm kiềm chế phần nào tốc độ tăng giá, tránh xảy ra “sốt” giá, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh chủ động nắm bắt diễn biến giá cả thị trường để kịp thời phản ứng. Ông Trần Đức Trường – Phó chi cục QLTT tỉnh cho biết: Trước diễn biến tăng giá điện, giá xăng dầu, Chi cục đã chỉ đạo đội QLTT các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp lệnh về giá của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp được hưởng Chương trình hỗ trợ lãi suất vốn vay bình ổn giá của tỉnh đến hết ngày 30/3. Kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán theo giá niêm yết của các mặt hàng thiết yếu trên thị trường. Tiếp tục triển khai công tác chống buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP. Tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, kiên quyết xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý, trà trộn hàng kém chất lượng tại các hội chợ thương mại, chương trình đưa hàngViệt về nông thôn.

 

                                                                 

                                                                                          Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Nông dân Kim Bôi hối hả vào vụ thu hoạch dưa

Thời điểm này, nông dân ở các xã của huyện Kim Bôi tất bật vào vụ thu hoạch các loại dưa. Hàng năm, cùng với canh tác cây màu, việc đầu tư trồng các loại dưa lê, dưa chuột, dưa hấu, dưa bở... đã giúp bà con tận dụng được quỹ đất, nâng cao giá trị sản xuất trên một diện tích canh tác, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương.

Tăng trưởng kinh tế với nhiều điểm sáng

Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Gia hạn thời gian trả nợ, doanh nghiệp có thêm bước đệm phục hồi

Với 6 tháng tiếp tục được giãn, hoãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ có thêm bước đệm để phục hồi, "bồi dưỡng" và củng cố thêm nội lực, tiếp tục duy trì hoạt động và có điều kiện tích lũy hoàn trả nợ vay.

Số thu thuế nội địa tiếp tục tăng

Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 4 do cơ quan thuế quản lý tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023, ước đạt 150.100 tỷ đồng và đạt 10,1% so với dự toán.

Điều chỉnh phụ tải, chung tay giảm áp lực cho lưới điện

Để đảm bảo cấp điện an toàn cho khách hàng trong mùa nắng nóng, thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các khách hàng sử dụng điện lớn trên địa bàn tỉnh tham gia Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR).

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục