Trước tình hình áp lực giá cả gia tăng, hàng loạt siêu thị và các doanh nghiệp (DN) tham gia chương trình bình ổn giá của Hà Nội và TP.HCM đang đau đầu trước bài toán giữ giá để bảo vệ sức mua và lợi ích của người tiêu dùng.

 

 Việc thực hiện bình ổn giá suốt năm làm phân tán nguồn lực vốn rất hạn chế của chính quyền, doanh nghiệp - Ảnh: D.Đ.M

Áp lực tăng giá

Nên chọn mặt hàng phù hợp với người thu nhập thấp

Xét về mặt tích cực, chương trình bình ổn giá mà TP.HCM đang làm ít nhiều đã tạo ra cạnh tranh và mang được hàng hóa giá rẻ đến với người nghèo. TP.HCM cũng đã làm tốt khi đem hàng hóa bình ổn giá vào thẳng các khu công nghiệp, hoặc bán trực tiếp cho người nghèo ở các điểm bán phổ biến... Tuy nhiên, cần phải tăng cường thanh kiểm tra, nếu không có thể mỗi tháng sẽ mất đi hàng tỉ đồng vốn bình ổn giá.

Còn cần phải làm gì để chương trình bình ổn giá thật sự có hiệu quả khi đến đúng tay người nghèo thì thực tế trả lời. Nhưng theo tôi cần tăng lượng vốn cho chương trình này; chọn chính xác một vài mặt hàng cần thiết; tăng điểm bán và công khai điểm bán; quảng bá thông tin rộng rãi về danh sách điểm bán hàng bình ổn... Tôi xin nhấn mạnh đến việc chọn mặt hàng và chủng loại hàng bình ổn, không nên chọn tràn lan, cả với các mặt hàng đắt tiền, mà nên chọn những mặt hàng thiết thực và phù hợp với người thu nhập thấp, người nghèo. Điều đó sẽ hạn chế được việc hàng bình ổn vào tay người khá giả. Ví dụ, gạo nên là loại gạo 6.000 đồng/kg, chứ không phải là loại 20.000 đồng/kg; dầu ăn bình ổn là loại 10.000 đồng/l, không chọn loại 15.000 đồng/l. Như thế những người giàu có sẽ không mua hàng bình ổn giá.

Về ý kiến có thể nghiên cứu phát tem phiếu trực tiếp cho người nghèo để mua hàng bình ổn, theo tôi là chưa cần thiết, bởi độ lệch giá chưa đáng kể, và có thể sẽ phát sinh nhiều phiền phức như bình xét, xin cho, bán lại tem phiếu...

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội

N.Trần Tâm (ghi)

Trong điều kiện một mặt bằng giá mới rất cao đang hình thành rất nhanh, nỗ lực bình ổn giá cả trở nên khó hiệu quả hơn. Tại Hà Nội, từ ngày 1.3, các siêu thị Co.op mart, Big C, Citimart... tham gia chương trình bình ổn giá đã tăng giá từ 10% - 15% với một số nhóm hàng thực phẩm, đồ dùng gia đình, điện gia dụng; tăng 5% - 15% với đồ may mặc. Bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty CP Nhất Nam (sở hữu chuỗi siêu thị Fivimart) cho biết, đã nhận được nhiều yêu cầu tăng giá của các nhà cung cấp. Theo đó, giá sữa sẽ tăng khoảng 5 - 17%, các mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu cũng tăng khoảng 5 - 10%.

Sở Công thương Hà Nội khẳng định có thể sẽ thực hiện bình ổn giá hết cả năm 2011, nỗ lực lớn nhất là “bơm” thêm 400 tỉ đồng cho các DN lớn trên địa bàn để thực hiện công tác bình ổn. Tuy nhiên, các công ty thương mại và siêu thị trên địa bàn mới đây kêu hàng bình ổn đã hết, trong khi sức ép tăng giá ngày càng mạnh.

Theo đại diện Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro), có những mặt hàng đã ký hợp đồng từ trước, đặt cọc tiền rồi nhưng nhà cung cấp vẫn tăng giá. Đây là lý do hệ thống siêu thị này dù vẫn cam kết bán thấp hơn giá thị trường, nhưng sẽ phải bán theo giá mới do sức ép giá đầu vào tăng. Hiện nhiều sản phẩm sữa bột nhập khẩu tiếp tục tăng giá từ 5 đến 18%.

Giá thép bán buôn tiếp tục tăng từ 500.000 - 1.000.000 đồng/tấn, giá xi măng bắt đầu tăng từ 60.000 - 80.000 đồng/tấn… Việc tăng giá của các DN tham gia bình ổn là bất khả kháng trong bối cảnh giá nguyên vật liệu đầu vào leo thang.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại, tăng giá cộng thêm việc bình ổn giá thiếu trung thực của nhiều DN có thể khiến nỗ lực bình ổn giá mất đi tác dụng. Tổng kết công tác bình ổn của Hà Nội năm 2010, ông Nguyễn Văn Đồng, Phó giám đốc Sở Công thương đã thẳng thắn thừa nhận, vẫn có một số đơn vị bán giá cao hơn tới 10% - 16% so với giá cam kết. Không ít điểm bán hàng bày bán hàng bình ổn lẫn với hàng không thuộc nhóm bình ổn gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Thậm chí, treo biển hiệu không đúng, bán hàng chưa niêm yết, hay có bày hàng nhưng không thấy có người bán là những chiêu lách việc bán hàng bình ổn đã xuất hiện khá nhiều trong năm 2010.

Cần cơ chế giá mới

Tại TP.HCM, Sở Công thương đang hoàn tất kế hoạch chương trình bình ổn giá năm 2011 để triển khai ngay sau khi chương trình cũ năm 2010 sẽ kết thúc vào ngày 31.3. Theo các DN tham gia bình ổn giá năm 2010, việc ấn định giá bán hàng hóa khiến DN lúng túng, khó khăn khi giá nguyên, vật liệu đầu vào tăng mạnh, dẫn đến tình trạng một số mặt hàng như đường, dầu ăn càng bán càng lỗ. Bà Phạm Thị Huân - TGĐ Công ty TNHH Ba Huân - cho rằng trong điều kiện chương trình chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì khi giá nguyên vật liệu tăng cao, thị trường biến động mạnh DN còn có thể gồng gánh được. Nếu chương trình kéo dài suốt năm thì việc ấn định “chết” giá bán khiến DN không chịu nổi.

Ông Trương Chí Thiện - Giám đốc Công ty thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, một trong những đơn vị tham gia bình ổn - cho biết: “Trong năm 2010, hầu hết các DN bình ổn giá đều gặp khó khăn vì cơ chế áp dụng giá “chết”, khi giá tăng không được điều chỉnh. Vì vậy nếu muốn chương trình diễn ra xuyên suốt cả năm thì thành phố phải có cơ chế mới”.

Việc ấn định giá suốt thời gian chạy chương trình bình ổn đã không khuyến khích DN chiếm thị phần lớn tham gia. Ví dụ với mặt hàng dầu ăn, đường, các nhà sản xuất như Tường An, Biên Hòa... chưa mặn mà tham gia. Dẫn đến khi thị trường biến động mạnh, lượng hàng bình ổn không đủ sức chi phối, thậm chí bị “đánh sập”, đứt hàng. Theo một DN, cần khuyến khích nhiều DN tham gia chương trình bình ổn bằng cách đổi mới cơ chế ấn định giá, cho điều chỉnh giá theo thị trường. Được biết đây cũng là hướng điều chỉnh sắp tới của TP.HCM.

 

                                                                       Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục