Nghề nuôi cá lồng giúp nhiều hộ gia đình ở xóm Mục, xã Tiền Phong (Đà Bắc) thoát nghèo.

Nghề nuôi cá lồng giúp nhiều hộ gia đình ở xóm Mục, xã Tiền Phong (Đà Bắc) thoát nghèo.

(HBĐT) - Định hướng đến năm 2020, diện tích nuôi thả thủy sản toàn tỉnh trên 14.000 ha, nuôi cá lồng đạt trên 153.000 m3. Sản lượng cá gần 9,6 nghìn tấn, trong đó, cá nuôi trên 7,9 nghìn tấn và trên 1,7 nghìn tấn khai thác tự nhiên.

 

Chưa xứng với tiềm năng.

 

Hiện nay, tổng lượng của dòng chảy hệ thống sông, suối trong tỉnh đạt 5 tỷ m3, lớn nhất là sông Đà, sông Bôi, sông Bùi, sông Bưởi, sông Lạng. Có 50% sông, suối có lưu lượng thường xuyên 3 lít/s.  Ngoài ra có trên 500 hồ chứa thủy lợi, 1300 ao, hồ nhỏ.  Lớn nhất là hồ sông Đà với diện tích khoảng 8.000 ha, dung tích 9,5 tỷ m3 , đầm Quỳnh Lâm diện tích 90 ha, hồ Đồng Chanh (Lương Sơn) diện tích 45 ha, hồ Re (Lạc Sơn) diện tích 15 ha….Có thể nói, trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản chưa thật sự ổn định, diện tích chuyên nuôi thả cá hàng năm khoảng từ 1.800 – 2.000 ha, chủ yếu nuôi quảng canh, năng suất thấp (năng suất nuôi ao nhỏ đạt 1 - 1,5 tấn/ha, nuôi cá ruộng 0,2 – 0,3 tấn/ ha, nuôi cá lồng khoảng 300 kg/lồng thể tích 10- 15m3 , nuôi cá hồ chứa 0,5 tấn/ha); quy mô nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa tạo ra vùng sản xuất tập trung hàng hóa. Trong một vài năm gần đây, được sự hỗ trợ của Nhà nước đã xây dựng được một số mô hình nuôi thâm canh – công nghiệp, song còn ít, đã hình thành một số trang trại nuôi trồng thủy sản, toàn tỉnh có 29 trang trại nuôi trồng thủy sản ( tập trung ở Lạc Thủy 14 trang trại) với tổng diện tích 216 ha, nuôi theo mô hình VAC.

 

Làm gì để gỡ khó?

 

Theo ông Bùi Văn Chủm- Chi cục trưởng Chi cục thủy sản, khó khăn nhất của ngành thủy sản hiện nay là diện tích nuôi trồng ngày càng bị thu hẹp do chuyển dịch sang làm công nghiệp như tại các huyện Kim Bôi, Lương Sơn. Thủy sản là ngành chăn nuôi đầu tư có lãi cao, nhanh, như một lứa cá từ lúc bắt giống đến lúc thu hoạch trong vòng 6 tháng. Hiện nay vẫn chưa có chính sách hỗ trợ phát triển ngành thủy sản, nhiều cấp, ngành chưa quan tâm đến phát triển nuôi trồng thủy sản. Như các tỉnh khác, người nông dân nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ 20 triệu đồng/ha. Nuôi cá trên vùng lòng hồ được hỗ trợ làm lồng bè. Những chính sách như vậy đã khuyến khích người chăn nuôi quan tâm đầu tư. Mặt khác, việc nuôi trồng thủy sản đầu tư ban đầu cao, đến nay vẫn chưa có nguồn vốn nào cho vay để phát triển chăn nuôi thủy sản nên ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người chăn nuôi. Những khó khăn này cần nhiều cấp, ngành cùng tham gia tháo gỡ, không chỉ riêng ngành thủy sản.

 

Để xây dựng những mô hình tiên tiến phát triển chăn nuôi thủy sản, trong những năm qua, Chi cục Thủy sản đã xây dựng một số mô hình khuyến ngư và đưa một số đối tượng có hiệu quả vào nuôi như cá tra, cá rô đồng, cá trê vàng và xây dựng các mô hình nuôi ghép có hiệu quả đối với từng loại hình mặt nước nuôi nuôi ao, hồ nhỏ, nuôi ở các trang trại hệ VAC, nuôi cá trong ruộng.

 

Về khai thác, đánh bắt thủy sản ở tỉnh ta chủ yếu tập trung ở hồ Hòa Bình, ở các hồ, sông, suối khác do thủy sản tự nhiên ngày càng giảm, rất ít nên khai thác hạn chế. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng hơn 1.000 tàu thuyền, 1.139 tấm lưới, 486 vó đèn với trên 2.000 lao động tham gia đánh bắt thủy sản với 256 thuyền gắn máy, công suất 1.799 CV. Để bổ sung nguồn lợi thủy sản phục vụ cho khai thác, đánh bắt, từ năm 2000 - 2005, mỗi năm, ngành thủy sản đã thả bổ sung xuống hồ từ 10 – 20 tấn cá các loại: mè, trôi, rô phi vằn.., do đó, sản lượng khai thác thủy sản tăng dần. Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản, sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh từ 302 tấn (năm 2000) tăng lên 550 tấn (năm 2005) và đến năm 2009 đạt 590 tấn. Diện tích ao, hồ nuôi trồng thủy sản hiện nay đạt 99,58%.

         

Như vậy, trong những năm qua ngành thủy sản đã tập trung vào mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, nhất là mở rộng nuôi cá ruộng. Song, do nuôi quảng canh là chủ yếu nên sản lượng cá nuôi chỉ đạt 64% so với quy hoạch trước đây đề ra. Do đó, trong thời gian tới cần tăng cường năng lực sản xuất cá giống, thức ăn cho cá của các trung tâm, cơ sở và hộ gia đình.  Áp dụng thâm canh nuôi trồng thủy sản ở những ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản, công nghệ nuôi phù hợp với từng loại mặt nước. Mở rộng nuôi ghép nhiều loại cá trên cùng diện tích nuôi thả để tăng năng suất, sản lượng. Mở rộng hình thức, tổ chức hệ thống tiêu thụ như: trang trại, doanh nghiệp, cơ sở với các chợ đầu mối, bến bãi, khu du lịch. Thực hiện chính sách nuôi trồng thủy sản như xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vùng đặc biệt khó khăn. Hình thành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý khai thác cá trên hồ Hòa Bình và các hồ lớn trên địa bàn.

 

 

                                                                                       Việt Lâm

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục