Chi cục Thuế Cầu Giấy trong buổi chiều ngày 30.3 gần như chật cứng.

Chi cục Thuế Cầu Giấy trong buổi chiều ngày 30.3 gần như chật cứng.

Vào những ngày cuối tháng 3, số lượng các doanh nghiệp (DN) đến nộp báo cáo tài chính ngày một đông. Thêm vào đó, do sắp hết hạn sử dụng hóa đơn của Bộ Tài chính nên nhiều đơn vị đến nộp thông báo tự in hóa đơn hoặc đăng ký về mẫu hóa đơn mới càng khiến các cơ quan thuế trở nên quá tải.

Mỗi ngày khoảng hơn 500 trường hợp

Tại Chi cục Thuế Cầu Giấy trên đường Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội buổi chiều ngày 30.3 chật kín bãi đỗ xe và cả vỉa hè, khách đến phải gửi xe sang cơ quan bên cạnh. Có mặt tại đây lúc 14 giờ 15, mới mở cửa giờ chiều được ít phút nhưng số phiếu mà nhân viên tại đây phát đi đã lên tới số 227.

“Họ tập trung ở đây suốt từ trưa, chỉ chờ đến giờ mở cửa là có thể ào vào để nhận số thứ tự”, nhân viên trông xe tại đây cho biết.

Chi cục Thuế Cầu Giấy mặc dù thông báo sẽ nhận báo cáo tài chính của các DN từ ngày 15.3 nhưng đa số DN phải chờ đến gần cuối tháng mới đi nộp. Thêm vào đó, từ ngày 1.4, Bộ Tài chính yêu cầu các DN sử dụng hóa đơn tự in nên một số đơn vị đổ xô đến nộp đơn xin hủy số lượng hóa đơn cũ chưa dùng hết và thông báo tự in hóa đơn. Ngoài ra, một số DN siêu nhỏ vẫn đến mua hóa đơn do được gia hạn sử dụng hóa đơn của Bộ Tài chính đến hết năm nay, điều đó càng khiến cơ quan thuế thêm quá tải.

Chi cục Thuế Cầu Giấy trong buổi chiều ngày 30.3 gần như chật cứng (ảnh: N.T)
Chi cục Thuế Cầu Giấy trong buổi chiều ngày 30.3 gần như chật cứng. Ảnh: N.T

Theo như thông báo tại Chi cục Thuế Cầu Giấy, kể từ ngày 15.3, cơ quan này tiếp nhận hồ sơ cả những ngày thứ 7 và chủ nhật để giảm tải cho dịp cuối tháng. Tuy nhiên, càng đến ngày cuối tháng, lượng người đến giải quyết các thủ tục càng đông.

Tại Chi cục Thuế huyện Từ Liêm, chiều ngày 30.3 tình trạng cũng diễn ra tương tự, ở phòng một cửa số người đứng, người ngồi chật kín. Người thì đến nộp báo cáo tài chính, người thì đến mua hóa đơn, người thì đến nộp thông báo hủy số hóa đơn cũ, và thông báo về mẫu hóa đơn mới. Tại các cửa đều chật cứng người đứng.

Chị Nguyễn Thị Oanh, nhân viên kế toán một công ty thiết bị y tế ở Từ Liêm đến nộp thông báo hủy hóa đơn cũ và nộp đơn xin tự in hóa đơn cho công ty. Chị Oanh cho biết: “Ngày 29.3 tôi đã đến một lần nhưng vẫn thiếu giấy tờ nên phải quay về. Hôm nay  đến muộn một chút đã phải nhận số 115, không biết bao giờ mới đến lượt”.

Theo tìm hiểu của PV, mỗi ngày Chi cục Thuế Cầu Giấy cũng như Chi cục Thuế Từ Liêm đều phải giải quyết trên 500 trường hợp DN đến làm thủ tục về hóa đơn và nộp báo cáo tài chính.

Nhiều DN cân nhắc việc sử dụng hóa đơn điện tử

Ở các chi cục thuế, nhiều công ty phần mềm cũng cử người đến để phát miễn phí các phần mềm kế toán hỗ trợ cho việc tự in hóa đơn. Các công ty sẽ được sử dụng phần mềm miễn phí trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Các phần mềm này nhận được sự quan tâm của nhiều DN.

Anh Đinh Quang Thắng, nhân viên kế toán một DN cho biết: “Chúng tôi có thể sẽ chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử cho tiện, hơn nữa cũng sẽ tiết kiệm được chi phí in hóa đơn. Mỗi quyển hóa đơn in giờ cũng mất tới vài trăm nghìn đồng/cuốn rồi”.

Khá mệt mỏi vì phải ngồi chờ đợi mất cả buổi để giải quyết các thủ tục cho công ty, chị Nguyễn Vân Anh, kế toán một công ty xuất nhập khẩu cho biết: “Về lâu dài phải nghiên cứu phương án sử dụng hóa đơn điện tử chứ cứ như thế này rất mất thời gian. Đợt vừa rồi chỉ lo ‘săn đón’ mấy nhà in để kịp có được hóa đơn đúng hạn, đến giờ lại ngồi chờ để nộp mấy giấy tờ xin hủy hóa đơn”.

Khi trao đổi với báo chí về một số vướng mắc xung quanh việc DN tự in hóa đơn bắt đầu sử dụng chính thức từ 1.4, Thứ trưởng Bộ Tài chính kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, tính tới ngày 25.3.2011, cả nước chỉ còn hơn 6.000 (trong tổng số 400.000) DN chưa đặt hóa đơn tự in.

Tổng cục Thuế đã chỉ đạo tới Cục thuế các tỉnh phải có trách nhiệm giúp các DN bằng cách liên hệ trực tiếp với nhà in, điều phối cung cầu giữa DN đặt và DN in. Ngoài ra, ông Tuấn cho biết, ngành Thuế dự kiến có 7.000 cán bộ thuế được tập huấn và đội ngũ này sẽ có thể được cử đến DN để hỗ trợ, hướng dẫn, trong đó, tính tới cả khả năng đưa máy in tới DN in giúp.

Về phần mềm in hóa đơn, hiện nay Tổng cục đã lựa chọn 4 DN cung cấp phần mềm in hóa đơn miễn phí từ 6 tháng đến 1 năm. Trong thời gian tới cơ quan này sẽ tiếp tục mở rộng số DN đủ điều kiện cung cấp phần mềm in hóa đơn để tạo điều kiện tốt hơn đối với sự lựa chọn của các DN.

                                                                      Theo Báo Laodong

Các tin khác


Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục